Một trong những thuật ngữ không thể thiếu trong marketing là content. Vậy content là gì bạn đã hiểu rõ chưa? Đối với một website, content chính là “xương sống” quyết định trang web đó có chất lượng hay không. Vì vậy, người làm Marketing bắt buộc phải là người nắm rõ hơn bao giờ hết. Để hiểu rõ hơn về content bài viết này sẽ hữu ích cho bạn.
Content là gì?
Content được hiểu đó là nội dung. Nhưng nội dung ở đây không chỉ đơn thuần là dưới dạng văn bản khô khan mà nhiều người vẫn hay nghĩ. Nó tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau bao gồm text, hình ảnh, video, âm thanh, Infographic, … mang lại thông tin mà người dùng có thể nhìn thấy, tiếp cận được trên website đều được gọi là content.
Content Marketing là gì?
Theo cách hiểu đơn giản mà mọi người vẫn hay gọi content marketing là tiếp thị nội dung. Việc content marketing cần làm là sáng tạo và phân phối nội dung có chất lượng mang lại giá trị cho đối tượng khách hàng liên quan đến sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến để họ hiểu, quan tâm và đưa quyết định lựa chọn.
Content marketing không chỉ là những bài viết mang tính chất PR cho sản phẩm hay dịch vụ mà nó có thể là các bài về tin tức, giải trí, giáo dục,... cung cấp các kiến thức hữu ích. Để thuyết phục khách hàng và chuyển đổi họ thành các khách hàng tiềm năng và trung thành của doanh nghiệp thì content marketing phải có một định hướng lâu dài. Một content marketing được xem là hiệu quả không chỉ là việc thuyết phục khách hàng mà phải đem lại cho họ sự tin tưởng và có những trải nghiệm tuyệt vời thay vì tập trung vào thông điệp bán hàng.
>>Bạn có thể đọc thêm: Các dạng content marketing thu hút người xem
Lợi ích từ content marketing mang lại
Biết được content là gì sẽ giúp bạn khai khác tiềm năng của nó vô cùng tốt. Một số mặt tích cực nó đem lại như:
- Tạo dựng thương hiệu
Content marketing là một nền tảng vững chắc để thu hút khách hàng trực tuyến. Chiến lược sử dụng content marketing là một đòn bẩy hữu hiệu đặc biệt đối với những doanh nghiệp mới gia nhập thị trường. Khi cung cấp được nội dung độc đáo, thu hút, gây được sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh, xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp để lại dấu ấn riêng và được khách hàng để mắt đến.
- Tăng lượng traffic
Thật thiếu sót quan trọng khi không thể không nhắc đến lợi ích quan trọng đến từ lượng truy cập của người dùng vào website chính là nhờ content marketing. Một content marketing có nội dung chất lượng, nhất quán hấp dẫn đủ để kích thích sự tò mò muốn nhấn vào của người dùng và ở lại lâu hơn. Thậm chí, những người không có nhu cầu cũng có thể dừng chân lại nhờ content marketing.
- Tiết kiệm chi phí quảng cáo
Như trước đây việc thực hiện marketing phải thông qua báo chí, tờ rơi gây hao tổn một khoản phí khá lớn mà hiệu quả mang lại chưa thực sự cao. Giờ đây, tận dụng sự lan rộng của Internet việc áp dụng digital marketing đem lại hiệu quả cao. Trong đó, content marketing như là một tài sản quý báu nắm giữ vai trò quan trọng hơn hết. Nhờ vào sự phổ biến rộng rãi khi kết hợp với một content marketing chất lượng sẽ đủ sức thu hút các khách hàng.
- Sự kết nối với khách hàng được gia tăng
Mục đích chính của việc thực hiện content marketing là tiếp cận được với khách hàng, Bên cung và bên cầu có được sự kết nối với nhau qua nội dung mà bên cung truyền tải. Mặt khác, để truyền tải thông tin hữu ích đến khách hàng thì content marketing được nghiên cứu kỹ và đảm bảo chất lượng thông tin để giải quyết các vấn đề mà khách hàng quan tâm.
Content marketing thường xuất hiện ở đâu?
- Mạng xã hội: Đây là kênh phân phối hiệu quả và gần như là miễn phí mà giá trị nó mang lại cực kỳ cao khi mọi người ngày nay đa số đều sử dụng mạng xã hội. Thông qua mạng xã hội có thể dẫn đến hành động quyết định mua của sản phẩm hoặc dịch vụ của khách hàng ngoài đời thực.
- Thực hiện Email marketing: việc thực hiện email marketing dễ dàng hơn các phương án khác vừa tiếp cận được khách hàng mục tiêu
- Dưới dạng hình ảnh/ video: Đây là một phương pháp được áp dụng nhiều những năm gần đây vừa thân thiện với người dùng vừa gây ấn tượng sâu sắc dễ nắm bắt thông điệp mình muốn truyền tải.
- Blog/website: Chất lượng các bài content marketing trên những trang này luôn được đề cao và cung cấp thông tin một cách đầy đủ nhất. Do đó chúng có thể giải đáp những thắc mắc của khách hàng tốt nhất tạo sự tin tưởng từ những khách hàng tiềm năng.
Content SEO là gì?
Sau khi giải thích content là gì ở phía trên là một chuyện nhưng khi áp dụng vào làm SEO thì nó được hiểu như thế nào? Content và SEO có mối quan hệ sâu sắc với nhau. Nếu như SEO là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm thì content sẽ cung cấp những nội dung cần thiết cho người dùng khi tìm kiếm. Content chuẩn SEO là content vừa đảm bảo về mặt nội dung vừa đảm bảo các tiêu chí của kỹ thuật SEO để xếp hạng tìm kiếm trên google. Nhờ vậy, tăng lượng truy cập đến website của doanh nghiệp.
Một content chuẩn SEO sẽ hướng đến 2 đối tượng: thứ nhất là google phải có nội dung mà con bot google đọc được thông qua keyword để tạo bộ máy tìm kiếm, thứ hai là người dùng thích thú, đáp ứng mong muốn của họ.
Tiêu đề
Tiêu đề chiếm phần lớn đến quyết định người dùng có nhấn vào hay không. Một tiêu đề hot, hấp dẫn tạo cho người dùng tò mò sẽ khiến họ phải hành động hơn là một tiêu đề nhàm chán. Tiêu đề sẽ là nơi mà Google rà soát trước trên website. Tiêu đề chuẩn SEO bắt buộc phải có từ khóa chính và nên chứa dưới 70 ký tự được đánh giá cao hơn. Để tối ưu tiêu đề nên đặt từ khóa quan trọng ở đầu tiên và mở rộng các từ liên quan tiếp theo. Sử dụng các từ như “tốt nhất”, “rẻ nhất”, …Nếu có thể nên sử dụng số vào tiêu đề hay đặt tiêu đề bằng một câu hỏi để tăng tính tò mò cho người đọc. Ví dụ: từ khóa “địa chỉ tẩy trắng răng” có thể đặt tiêu đề như sau: “Top 5 địa chỉ tẩy trắng răng uy tín nhất tại TPHCM” “Địa chỉ tẩy trắng răng tốt nhất ở đâu?”
Đoạn mô tả
Đoạn meta là nội dung mô tả ngắn về nội dung của bài viết nên dao động từ 140-155 kí tự đủ để xuất hiện đầy đủ khi tìm kiếm. Mặt khác, con bot google có thể tìm kiếm dễ dàng hiểu và đưa ra quyết định index thì đoạn mô tả cần chứa từ khóa của bài viết nói lên nội dung nhưng cần đảm bảo thu hút người đọc muốn tìm hiểu thêm khi họ chỉ lướt qua vài giây. Đoạn mô tả xuất hiện dưới dạng một đoạn văn ngắn dưới tiêu đề bài viết khi tìm kiếm
Đặt heading
Thẻ heading sẽ có cấp bậc từ H1 - H6 để xác định nội dung phần nào chính, phần nào phụ. Chính vì vậy, Google dễ dàng nhận biết khi dò tìm khi quét thông tin.
Chỉ nên có một H1 cho một trang và nên là ở đầu của bài viết và tóm tắt nội dung của trang sẽ dễ dàng cho Google nhận biết nội dung chính. Những nội dung chính sẽ là H2 nếu nội dung cần được khai thác sâu hơn sẽ dùng H3, H4... giảm dần theo thứ tự ưu tiên.
Để tối ưu heading 1 chắc chắn phải đảm bảo nó có từ khóa chính để nhấn mạnh nội dung. Thẻ H2 dùng bổ trợ H1 nên được dùng nhiều hơn thẻ H1 tùy theo ý chính của bài mà dùng với số lượng tương ứng cần có từ khóa chính kèm các từ khóa phụ. Thẻ H3 sẽ đi sâu hỗ trợ H2 làm rõ ý theo nhu cầu bài viết sẽ có số lượng thích hợp. Thẻ H4,H5,H6 không có cũng không được xem là không chuẩn SEO nó phù hợp cho bài viết lớn cần triển khai sâu.
Tối ưu hình ảnh
SEO hình ảnh hiểu đơn giản là tối ưu hình ảnh để thân thiện với người dùng để khi người dùng tìm kiếm về một chủ đề nào đó những hình ảnh liên quan dễ dàng xuất hiện ở top Google Image. Hình thức truy vấn của công cụ tìm kiếm ưu tiên hiển thị hình ảnh trước trang web. Thêm vào đó người dùng hiện nay muốn tiết kiệm thời gian hơn nên việc họ có thể chọn hình ảnh để xem là chính và đọc lướt thông tin của bài là việc bình thường.
Hình ảnh được xem là tối ưu SEO cần đảm bảo chứa từ khóa trong tên ảnh, trong thuộc tính ALT của ảnh để cho Google biết khi khai báo hình ảnh. Chú thích hình ảnh có thể có hoặc không, việc này không ảnh hưởng đến SEO nếu có sẽ giúp người đọc tóm lược nội dung của phần đó. Sử dụng ảnh có dung lượng và kích thước phù hợp tốc độ tải của trang, dung lượng thường dưới 100kb. Hình ảnh đúng với nội dung bài viết và nên độc đáo tự sáng tạo được đánh giá cao hơn. Chất lượng, độ phân giải của hình ảnh khi seo cần được ưu tiên điều này làm cho trải nghiệm của người dùng tốt hơn và được google tín dụng xếp hạng cao.
Mật độ từ khóa
Mật độ từ khóa được đánh giá là tốt khi ở mức 3% - 5% và gieo vào bài một cách tự nhiên. Việc cố gắng nhồi nhét từ khóa sẽ làm cho Google không đánh giá cao về bài viết đó ảnh hưởng đến kết quả SEO.
Liên kết
Liên kết nội bộ hay còn gọi là internal link được thực hiện bằng cách chèn liên kết đến một link khác cùng một tên miền. Liên kết nội bộ được xem như một yếu tố quan trọng. Nó điều hướng con bot google và người dùng trên site, tỷ lệ ở lại trang cao, tăng trải nghiệm. Điều này có hiệu quả tích cực cho SEO onpage.
Liên kết ngoài (External link) là từ bài viết của mình dẫn link đến một website khác. Khi người dùng đang đọc bài viết tại website của bạn họ nhấp vào một liên kết, liên kết này hiện ra một trang web khác thì nó chính là external link. Nếu đó là một liên kết tốt sẽ được Google đánh giá cao và mang lại tích cực cho website của mình. Đây là cách xây dựng tín nhiệm với google và người đọc.
Sự khác biệt cơ bản giữa Content Marketing và Content SEO là gì?
Content marketing nhắm đến là khách hàng cũ, khách hàng tiềm năng là chủ yếu và khách hàng mới sẽ ít hơn. Xây dựng nội dung thường là các bài về kiến thức, mẹo, hướng dẫn,...viết bài cũng không cần nhiều đến kỹ thuật mà tập trung vào nội dung. Nó cần một thời gian dài để nhận thấy hiệu quả. Mục tiêu chính của content marketing là xây dựng thương hiệu và tăng sự chuyển đổi của người dùng trong hành vi của họ. Tương đương với mặt chất lượng của content sẽ có giá thành cao hơn, chi phí bỏ ra cũng lớn hơn.
Content SEO hướng đến khách hàng mới, khách hàng mục tiêu. Content SEO mang tính kĩ thuật hơn content marketing. Nội dung của bài viết liên quan đến sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp kèm theo là địa chỉ, cách thức liên lạc. Bài viết cần đáp ứng vừa mặt nội dung vừa về tiêu chí chuẩn SEO. Mục đích hướng đến là được lên top tìm kiếm của Google, tăng lượt truy cập đồng thời tăng doanh thu bán hàng. Kết quả được ghi nhận sau 3 - 6 tháng. Content SEO sẽ có giá thành rẻ hơn.
Khi nắm rõ khái niệm content là gì, các loại content được sử dụng vào mục đích gì thì mới có thể xây dựng chiến lược và phát triển một website đi đường dài. Hy vọng bài viết đã chia sẻ những kiến thức giúp ích cho bạn.