Storytelling là gì ? 5 Nguyên tắc tạo Content Storytelling


Bạn thích nghe kể chuyện hay thích đọc sách truyện? Marketing không đơn thuần là giúp khách hàng nhận biết sản phẩm của mình, ngày nay những chiến dịch quản bá luôn áp dụng Storytelling để kể chuyện, thông qua các câu chuyện ý nghĩa đó, người làm tiếp thị sẽ truyền tải đến khách hàng nhiều thông điệp. Đừng ngại ngần che dấu nét tính cách đặc biệt của thương hiệu bạn khi sử dụng Storytelling trong chiến lược Marketing của mình. Vậy thực sự bạn đã hiểu được Storytelling là gì chưa? Hãy cùng Kiến Thức SEO tìm hiểu xem định nghĩa Storytelling là gì và nó mang lại lợi ích gì trong kinh doanh trực tuyến nhé!

Storytelling là gì? 

Đầu tiên bạn nên tìm hiểu tổng quát về storytelling để có cái nhìn tổng quát về nghệ thuật kể chuyện.

Định nghĩa Storytelling 

Storytelling là một hình thức kể chuyện bằng hình ảnh, ngôn từ, video nhằm tạo cho người nghe sự liên tưởng và đồng cảm với câu chuyện. Sự lan tỏa những câu chuyện thú vị, có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

Thông qua storytelling, những người marketer đóng vai trò là người kể chuyện để truyền tải thông điệp, theo tin và kiến thức sao cho thu hút và chạm đến cảm xúc của người đọc. Từ đó giúp người dùng thấy được những giá trị mà câu chuyện muốn truyền đổi, tác động họ thực hiện một hành động như like, share, download, đặt hàng,...

storytelling là gì

Không những vậy, thời đại Internet phát triển, con người ưu thích sử dụng các mạng xã hội nên content giờ đây không phải là sự lưu hành một chiều, người viết người đọc nữa. Mà người đọc giờ đây có thể phản hồi lại chiến dịch của marketer thông qua comment, góp ý, bầu chọn, share,... khiến cho storytelling càng có sức lan tỏa rộng rãi.

Không chỉ là kể chuyện, đó đã là đối thoại và xa hơn là tâm sự hai chiều giữa marketer và nhóm khách hàng mục tiêu. 

Lịch sử hình thành Storytelling

Gồm 3 giai đoạn trong quá trình hình thành cũng như phát triển của Storytelling là: truyền miệng, đọc, truyền tải qua internet.

  • Giai đoạn truyền miệng: Con người giao tiếp bằng lời nói với nhau. Vì vậy, câu chuyện được truyền từ người này sang người khác thường sẽ thiếu đi độ chính xác thực tế.
  • Giai đoạn đọc: Loài người tạo ra chữ viết và ghi chép cẩn thận trên đá, đất sét, da và giấy từ hơn 9000 năm về trước. Từ đây, văn hóa đọc ra đời.
  • Giai đoạn truyền tải qua internet: Vào giai đoạn 1800 các thiết bị như radio, TV, điện thoại và mạng xã hội bắt đầu xuất hiện. Đây là thời kỳ thông tin được truyền tải trên các nền tảng một cách nhanh chóng. Các doanh nghiệp nhanh chóng tận dụng cơ hội này để tiếp cận và truyền tải thông điệp của mình đến khách hàng. 

Phân biệt Storytelling và Content Marketing

Có thể nhận định rằng Storytelling là một bộ phận không thể tách rời của Content Marketing. Chúng được các doanh nghiệp sáng tạo vô cùng mới lạ, dễ chạm đến cảm xúc của khách hàng và truyền tải câu chuyện một cách tự nhiên. 

Đặc biệt, storytelling mà thương hiệu kể có thể liên quan hoặc không liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Đối với Content Marketing, đây là công cụ hướng đến việc cung cấp các thông tin cần thiết về sản phẩm dịch vụ và doanh nghiệp, hoặc có thể là thúc đẩy khách hàng thay đổi các hành vi mua hàng qua các nội dung đã xuất bản.

Lợi ích Storytelling mang lại trong Marketing thương hiệu?

Nếu đã nắm rõ hơn về định nghĩa Storytelling là gì, thì bạn phần nào cũng đã mường tượng ra được những lợi ích to lớn mà nó mang lại cho doanh nghiệp.

Storytelling khiến cho nội dung hấp dẫn hơn

Một trong những câu hỏi thường gặp nhất trong ngành là “làm thế nào để phát triển nội dung trong một ngành công nghiệp nhàm chán”. Có rất nhiều doanh nghiệp rất thoải mái trong việc sử dụng văn phong viết bài để người đọc cảm thấy thú vị hơn về mặt nội dung câu chữ.

Storytelling là một chiến thuật để tránh cho việc có nội dung nhàm chán. Hãy sử dụng nó để kể lại các câu chuyện có liên quan đến cảm xúc và động cơ thúc đẩy con người trong ngành công nghiệp của bạn. 

Đôi khi, nếu bạn thật sự bí ý tưởng trong câu chữ và cách viết, không có gì hiệu quả hơn việc cầm bút và bắt đầu việc liệt kê những chủ đề có liên quan đến sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp để có một storytelling hoàn hảo. Hãy liên kết chúng lại và sử dụng chính cảm nhận cũng như kinh nghiệm của bạn và đắt đầu với một tiêu đề có thể trở thành “hit”.

Biến một cái gì đó cũ đi hoặc mới lên

Bạn bị bão hòa ý tưởng và mất phương hướng để viết storytelling? Trong những kỹ thuật tìm kiếm ý tưởng nội dung mới, bạn có thể thử đổi qua hình thức kể chuyện thay vì chỉ chia sẻ thông tin theo cách thông thường. 

storytellingStorytelling sẽ giúp bạn giải quyết một phần rắc rối từ vấn đề ý tưởng vì nó cho phép bạn sử dụng các nhân vật mới với diễn biến cốt truyện hấp dẫn hơn và thu hút hơn. 

Không chỉ đơn giản là vấn đề tập trung vào khách hàng (coi khách hàng là đối tượng trung tâm), storytelling còn giúp quá trình đánh bóng các ý tưởng cũ trở nên mới mẻ hơn, khiến khách hàng trở nên thích thú.

Thu hút người dùng tiềm năng

Đúng như tên gọi, storytelling là một dạng truyền tải thông điệp tự nhiên và gần gũi với đời sống con người. Nó truyền tải thông điệp marketing của thương hiệu theo một cách mới mẻ, thân thiết hơn khi câu chuyện mà doanh nghiệp kể có điểm tương đồng với người xem.

Từ đó tăng sự yêu thích và chia sẻ câu chuyện trong cộng đồng, và thu hút thêm nhiều người có sự đồng điệu khác. Và đây cũng là hình thức giúp níu giữ và xây dựng sự trùng thành của khách hàng, đồng thời cũng khiến cho thương hiệu của bạn được tỏa sáng và lôi kéo được nhiều khách hàng mục tiêu.

Storytelling giúp quảng bá thương hiệu

Storytelling giới thiệu thương hiệu của doanh nghiệp ở một kiểu tự nhiên hơn bằng cách truyền đạt nội dung mà không cứng ngắc như các hình thức marketing truyền thống, và gần gũi hơn với cách thức mà mọi người thường trò chuyện với nhau.

Nếu câu chuyện thương hiệu của Bạn dễ hiểu, thú vị và có độ “vang” đủ để thu hút sự chú ý của người dùng thì Storytelling chắc chắn sẽ mang thương hiệu của bạn tỏa sáng rực rỡ. 

storytelling

Thông qua những storytelling, bạn có thể thể hiện được hình ảnh, tính cách thương hiệu của bạn. Với những câu chuyện thú vị được xây dựng lên, Bạn có thể nói về những đặc điểm giúp thương hiệu của bạn trở nên nổi bật hơn. Đồng thời giúp xây dựng sự tin tưởng của các khách hàng bằng việc đưa ra những thông điệp mạnh mẽ của thương hiệu.

Các định dạng của Storytelling 

Sau đây là một số định dạng mà các Content Creator cần biết:

Brand Storytelling

Brand Storytelling là cách kể chuyện khi tiến hành xây dựng câu chuyện có ý nghĩa liên quan đến thương hiệu. Hầu hết các doanh nghiệp vừa được thành lập nên xây dựng câu chuyện thương hiệu. Các câu chuyện này có thể là lịch sử hình thành và phát triển, nguồn góc ý tưởng ra đời, hành trình khai sinh ra thương hiệu của nhà sáng lập, quá trình cho ra mắt sản phẩm,...

Tóm lại, Brand Storytelling là phải làm cho khách hàng đồng cảm và thấu hiểu được các giá trị mà thương hiệu mang đến. 

Digital Storytelling 

Digital Storytelling là hình thức triển khai storytelling trên nền tảng kỹ thuật số với sự kết hợp của một hoặc nhiều nền tảng khác nhau. Ví dụ như padcast, website,... hoặc các trò chơi tương tác để hỗ trợ cho hoạt động phát triển Digital Branding.

Digital Storytelling mang đến nhiều lợi thế trong việc thu hút khách hàng vì nó có thể tiếp cận trên nhiều phương tiện, bao gồm cả video, xuất bản web, hình ảnh đồ họa, âm thanh.

Data Storytelling 

Đây là một phương pháp dùng con số hoặc chữ để kể chuyện với mục đích cung cấp nhiều thông tin quan trọng cho khách hàng mục tiêu theo một cốt truyện hấp dẫn. Phương pháp này giúp những con số và chữ trở nên thú vị hơn.

storytelling

Tuy nhiên, data storytelling thường khô khan hơn các hình thức kể chuyện khác, nhưng nếu biết cách vận dụng thì đây sẽ là cách kể chuyện vô cùng thực tế bởi các số liệu mà nó thể hiện.

Visual Storytelling

Hiện nay, người dùng thường thích thú với việc xem các hình ảnh và video hơn so với việc đọc. Đây chính là lý do Visual Storytelling ngày càng được các marketer ưa chuộng trong mọi chiến dịch truyền thông. 

Đây là một phong cách kể chuyện sinh động thông qua hình ảnh và video. Dưới sự hỗ trợ của kỹ thuật đồ họa, các hình ảnh, âm thanh trong một clip ngày càng trở nên đặc sắc, lôi cuốn người xem hơn. Thông qua đó, câu chuyện của doanh nghiệp cũng tiếp cận với khách hàng một cách dễ dàng.

Nguyên tắc của Storytelling là gì? 

Có 5 nguyên tắc của Storytelling mà bạn cần biết đến, cụ thể như sau:

Gue: Đây được gọi là nguyên tắc "keo dán" trong storytelling, chúng đề cập đến việc gắn kết thông điệp với niềm tin của người tiêu dùng. Điều này có nghĩa là những thông điệp bạn đưa ra phải phù hợp với những gì khách hàng nhận định là đúng. Kỹ thuật quan sát tâm lý và quan điểm sống của khách hàng mục tiêu sẽ giúp bạn làm tốt điều này. 

Reward: Bạn phải cho khách hàng biết được họ sẽ nhận đươc những lợi ích gì từ việc sử dụng sản phẩm, sau khi sử dụng thì họ có đạt được mục tiêu như nhận vật trong câu chuyện không. Đây chính là động lực giúp khách hàng mua sản phẩm và dịch vụ của bạn.

Emotion: Một câu chuyện đánh đúng vào cảm xúc của người xem sẽ giúp họ có ấn tượng tốt. Tương tự như nguyên tắc Glue, bạn nênn học cách hiểu rõ tâm lý, tình cảm và những điều có thể làm khách hàng xúc động để có thể xây dựng một câu chuyện hiệu quả. 

nguyên tắc của storytelling

Authentic: Dù storytelling bạn tạo ra có hay đến đâu mà thiếu đi tính chân thật thì cũng sẽ không thể thuyết phục được khách hàng. Do đó, mỗi câu chuyện bạn kể ra phải có tính chân thật dựa trên các sự kiện có thật về chất lượng sản phẩm dịch vụ. Như vậy, bạn mới thuyết phục được khách hàng tin tưởng câu chuyện của mình. 

Target: Câu chuyện chỉ trở nên hấp dẫn với một đối tượng cụ thể. Do đó, bạn cần xác định đúng đối tượng mục tiêu để nghiên cứu, tìm hiểu rõ về khách hàng để tạo ra câu chuyện có liên quan đến họ. Bạn không nên nhắm đến nhiều đối tượng cho một câu chuyện vì nó có thể sẽ không mang lại hiệu quả cao. 

Cách viết Storytelling hấp dẫn 

Sau đây là cách viết một Storytelling hấp dẫn khách hàng, bạn có thể tham khảo.

Chọn cốt truyện phù hợp 

Cốt truyện có nội dung từ tồi tệ đến thành công: Đây là hình thức kể chuyện "before - after" từ là cách so sánh trước và sau lúc xảy ra một sự việc nào đó. Cốt truyện này sẽ giúp người xem có thể nhận ra những sự thay đổi đáng ngờ của bản thân.

Cốt truyện có nội dung "vượt qua quái vật": Đây là cốt truyện storytelling mô tả sự dũng cảm, dám vượt qua những điều làm bản thân sợ hãi và ám ảnh trong suốt một khoảng thời gian. Sau khi đấu tranh, nhân vật trong câu chuyện quyết đinh vượt qua những chướng ngại vật để hướng đến những giá trị tốt đẹp hơn trong cuộc sống. Đây là cốt truyện thường dễ dàng chạm đến trái tim của nhiều khán giá vì ai cũng tồn tại những nổi sợ của riêng mình và chưa có can đảm để vượt qua chúng. 

storytelling

Cốt truyện "hành trình của người hùng": Đây là loại cốt truyện nâng cấp hơn của storytelling. Kể về quá trình vượt qua quái vật với các phân cảnh từ bắt đầu, gặp gian nan và vượt qua những khó khăn để gặt hái được thành công. Đây là dạng cốt truyện hướng đến việc truyền động lực cho người xem. 

Cốt truyện có nội dung "chinh phục": Storytelling chinh phục là loại cốt truyện xây dựng hình ảnh nhân vật chính đầy khát khao, hy vọng để đạt được hoài bão. Nội dung xoay quanh vấn đề lập kế hoạch, thiết lập mục tiêu và nỗ lực thực hiện. Dạng cốt truyện này đánh mạnh vào các đối tượng đang ấp ủ những ước mơ to lớn cho tương lại.

Cốt truyện "hoài niệm - chân lý": Đây là một dạng cốt truyện storytelling tự sự, hoài niệm lại những kỷ niệm của bản thân hoặc một trải nghiệm đáng nhớ nào đó. Câu chuyện kể về tình bạn, tình yêu và tình cảm gia đình cũng thuộc loại cốt truyện này. Khi lựa chọn loại cốt truyện này để kể chuyện, bạn nên tránh việc khoe khoang, hãy hướng đến người xem nhiều hơn. 

Xác định được góc nhìn của bạn 

Luôn có hai đối tượng khi kể một câu chuyện đó là nhân vật chính được nhắc đến và người nghe. Vì vậy khi xây dựng một storytelling, bạn cần xác định được hai đối tượng này.

Nhân vật chính có thể là thương hiệu, sản phẩm hoặc là khách hàng điển hình trong nhóm khách hàng mục tiêu. Bạn hãy đặt ra các câu hỏi như: Tính cách của nhân vật chính là gì? Hành vi và tâm lý của họ diễn biến ra sao? Các sự kiện tác động đến nhân vật chính là gì?

Bên cạnh đó, bạn nên đứng ở góc độ của người nghe và khách hàng để thấu hiểu các mong muốn, sở thích cá nhân của họ về câu chuyện mà bạn sẽ kể. Tóm lại, bạn nên đặt mình vào vị trí của cả hai đối tượng để thể hiện nội dung một cách tốt nhất. 

Phác thảo cốt truyện 

Bạn nên phác thảo trước cốt truyện trong storytelling của mình để có sự kết nối logic giữa các phần nội dung với nhau. Một cốt truyện được đầu tư hoàn hảo và chỉn chu sẽ giúp người xem hiểu được toàn bộ ý nghĩa của câu chuyện. Bạn nên xác định nội dung, thông điệp muốn truyền tải để cốt truyện được triển khai đúng hướng. 

Khai thác những điều sâu xa

Nếu muốn nội dung trở nên ấn tượng, bạn nên tập trung khai thác các tình tiết ẩn sâu trong nó để gây được sự ấn tượng với người xem. Để làm được điều này, bạn cần nghiên cứu kỹ insight của khách hàng mục tiêu nhằm tìm kiếm được các khía cạnh có thể khai thác và thuyết phục người xem. 

Dẫn chứng thuyết phục 

Một storytelling nếu được dẫn chứng thuyết phục sẽ làm người xem thêm tin tưởng thương hiệu của bạn. Đầu tiên, bạn hãy tìm hiểu những sự kiện xảy ra trong cuộc sống hàng ngày để tìm ra sự liên kết giữa các yếu tố thực tế và liên kết đến câu chuyện của bạn khi xây dựng nội dung cốt truyện. 

Tạo ra "anh hùng" 

"Anh hùng" bạn cần tạo ra ở đây là người vượt qua những khó khăn, thách thức hoặc đơn giản hơn là một nhân vật vượt qua nhiều khó khăn trong cuộc sống để đạt được mục tiêu đặt ra. Ngoài ra, "anh hùng" cũng có thể là người mang đến nhiều niềm vui, sự giúp đỡ cho người khác. Những nhân vật này sẽ làm người xem trở nên thích thú, yêu mến nhân vật và thương hiệu. 

Xem thêm: Content Direction Là Gì? 8 Bước Xây Dựng Content Direction

Kỹ thuật tạo Storytelling lôi cuốn 

Dành thời gian để chuẩn bị: Mọi công việc luôn cần sự chuẩn bị và nghiên cứu thật chắc chắn bao gồm cả chiến lược Storytelling Marketing. Bạn hãy nghiên cứu thật kỹ trên nhiều phương diện của thương hiệu, tâm lý, hình vi của khách hàng mục tiêu và đảm bảo thấu hiểu sâu sắc những khía cạnh này. Thông qua đó, bạn dễ dàng tạo được câu chuyện phù hợp để xuất bản dưới nhiều hình thức trên các phương tiên truyền thông. 

Cách kể chuyện đồng nhất: Bạn cần kể chuyện theo một phong cách nhất quán, không nên pha lẫn nhiều cách kể trong một câu chuyện bởi vì điều này khiến người xem khó cảm nhận thông điệp của toàn câu chuyện.

kỹ thuật storytelling

Tận dụng sức mạnh của các nền tảng kỹ thuật số: Internet phát triển mạnh chính là cơ hội để các thương hiệu truyền tải các câu chuyện bằng hình thức Storytelling. Vì thế, các doanh nghiệp nên tận dụng mọi nền tảng đặt biệt là các nền tảng khách hàng mục tiêu thường xuyên lui tới để xuất bản các câu chuyện của mình. 

Tăng cảm xúc cho câu chuyện: Bạn cần tạo điểm nhấn hoặc cao trào cho storytelling của mình khiến người xem phải trầm trồ khi thưởng thức. Điều này khiến câu chuyện cũng như thông điệp của bạn trở nên khó quên hơn.

Xây dựng những rào cản: Một câu chuyện không tạo được tình tiết gây cấn sẽ khiến người đọc cảm thấy nhàm chán. Do đó, rào cản là yếu tố cực kỳ quan trọng nếu bạn muốn storytelling của mình trở nên lôi cuốn và kịch tính. 

Kiểm soát nhịp điệu của câu chuyện: Nếu storytelling được kể theo phong cách chậm rãi bạn sẽ khiến người xem mất kiên nhẫn. Nhưng nếu nhịp điệu của câu chuyện diễn ra quá nhanh thì người xem sẽ không thấu hiểu được thông điệp trọn vẹn mà người kể muốn truyền tải đến. Do đó, bạn cần kiểm soát được nhịp độ kể chuyện một cách hợp lý và không gây nhàm chán. 

Bổ sung các yếu tố trực quan vào câu chuyện: Nếu storytelling của bạn được xuất bản dưới dạng chữ thì bạn nên thêm các yếu tố khác như hình ảnh, video minh họa thật sinh động, thể hiện đúng tinh thần của câu chuyện. 

Không kết truyện với các bài học có tính răn dạy: Nếu kết truyện bằng cách răn dạy sẽ khiến khách hàng cảm thấy bị "lên lớp" chính vì thế hãy cố gắng trao đi thông điệp thật khéo léo nhất. 

Xem thêm: Content Writer Là Gì? Content Writer Cần Có Kỹ Năng Gì?

Lời kết 

Storytelling là cách marketing vô cùng độc đáo, mọi Marketer đều tạo ra được sự thành công từ đây. Hy vọng bài viết do Kiến Thức SEO tổng hợp sẽ mang lại những thông tin hữu ích dành cho bạn trong quá trình kể chuyện thương hiệu. 

Dịch vụ seo