Là một người sáng tạo nội dung mới bước vào nghề, mình hiểu những người mới thường loay hoay tìm cách lập kế hoạch nội dung sao cho hiệu quả. Dù bản chất nó không hề khó, nhưng chúng ta luôn phải bắt đầu hiểu từ những điều đơn giản trước.
Vậy làm thế nào để lập kế hoạch nội dung một cách dễ hiểu nhất? Cùng mình tìm hiểu nhé!
Trả lời 4 câu hỏi quan trọng
Trước tiên bạn cần trả lời những câu hỏi quan trọng sau đây:
Mục tiêu của bạn là gì?
Khi một kế hoạch nội dung có mục tiêu rõ ràng sẽ giúp bạn dễ dàng định hướng và phát triển nội dung tốt hơn, không bị chệch hướng ngay từ đầu. Một số mục tiêu phổ biến như:
- Tăng lưu lượng truy cập trang web
- Thu thập dữ liệu khách hàng
- Mục tiêu bán hàng
- Tăng lượt đăng ký
- Tăng lượt theo dõi trên các kênh social media
Ai là đối tượng bạn đang hướng đến?
Sau khi đã hiểu được mục tiêu mình cần phải thực hiện, điều tiếp theo bạn cần phải xác định chính là, bạn đang cố gắng “tiếp cận” ai?
Xác định được khách hàng mục tiêu và hiểu rõ những điều mà khách hàng mong muốn sẽ giúp bạn có hướng đi phù hợp hơn với kế hoạch nội dung của bạn.
Nguồn lực hiện tại có hỗ trợ bạn đủ tốt?
Trước khi xây dựng kế hoạch nội dung, bạn cần phải xem xét nguồn lực hiện tại, ai sẽ chịu trách nhiệm thực hiện những đầu mục công việc cụ thể nào? Để biết những điều khả thi trong kế hoạch của bạn và điều chỉnh cho phù hợp. Dưới đây là 6 kênh phát triển nội dung phổ biến:
- Website
- Social Media
- Blog
- Pr/ Influencer
- Advertising
Bạn có nguồn lực để chăm sóc tất cả kênh đó? Bạn có cần TẤT CẢ chúng? Rất may là KHÔNG. Hãy dành thời gian để xem xét mục tiêu, nhu cầu khách hàng và nguồn lực trước khi quyết định kênh bạn muốn đầu tư thời gian, công sức vào & nguồn lực.
Sử dụng mục tiêu để định hướng kế hoạch
Sau khi xác định các kênh cần xây dựng nội dung, hãy xem lại mục tiêu của mình lần nữa.
Ví dụ: Bạn là một công ty chuyên bán quần áo và mục tiêu của bạn là thúc đẩy doanh số dòng sản phẩm mùa xuân & gia tăng doanh số cho dòng áo khoác cổ điển.
Dựa trên các mục tiêu này bạn có thể bắt đầu mục tiêu nội dung của mình để nó có thể tồn tại trên 3 kênh chính: website, social media và PR/ Influencer.
Website: Trang chủ có banner quảng bá BST mùa xuân, dòng sản phẩm áo khoác vintage được thể hiện trong phần “tiêu điểm” bên dưới banner (bất kì tính năng quảng cáo nào sẽ remarketing với cửa hàng online của bạn)
Tần suất: Duy trì trong 1-3 tháng, thay đổi hình ảnh sau một vài tuần hoặc làm mới toàn bộ nếu cần.
Social Media: Giả sử như bạn trên Facebook, Instagram. Hãy chạy một bài quảng cáo cho các sản phẩm mùa xuân. Bạn có thể upload 3 bức ảnh trên Instagram với dòng sản phẩm mùa xuân hoặc những chiếc áo khoác cổ điển.
Tần suất: Facebook: 1 ad, Instagram: 3 ngày/ nội dung.
PR/ Influencer: Làm việc với những người có ảnh hưởng trong ngành để họ có thể mặc sản phẩm nằm trong BST mùa xuân và áo khoác vintage của bạn, sau đó để họ đăng lên instagram. Thực hiện những bài đăng tiếp theo với chủ đề “những ngày thường nhật” của họ với tất cả các sản phẩm mà bạn muốn quảng bá.
Tần suất: 1 post/ ngày và nhiều post/tuần
Tìm hiểu những gì bạn cần
Bây giờ hãy xem lại những gì bạn có cho kế hoạch nội dung. Sau khi đã biết:
- Mục đích kinh doanh
- Mục tiêu cụ thể
- Nguồn lực hiện tại
- Những mục tiêu cụ thể sẽ tạo thành gói nội dung cụ thể hơn
- Tần suất nội dung mà bạn sẽ thực hiện
Kênh 1: Website
Nghĩ lại về các mục tiêu và suy nghĩ về cách bạn có thể sử dụng trang web của mình để giúp đạt được các mục tiêu đó.
Dưới đây là một số ý tưởng cơ bản để bạn tận dụng website của mình và hoàn thành các mục tiêu:
- Trang chủ tính năng
- Tính năng nổi bật (Hiển thị bên dưới banner, vị trí spotlight để khuyến nghị những nội dung nổi bật).
- Các tab mới trên trang để điều hướng nội dung (danh mục sản phẩm)
- Landingpage hướng về BST mới hoặc dòng sản phẩm cụ thể bạn muốn hướng đến
- Bây giờ bạn đã có một vài gợi ý nội dung để tiến gần hơn với mục tiêu, tuy nhiên để thực hiện được tất cả những điều này bạn cần nguồn lực hỗ trợ.
Trở lại với ví dụ về lĩnh vực kinh doanh quần áo, giả sử chúng ta bắt đầu thực hiện, bạn có thể sẽ cần:
- Copywriter để viết tiêu đề
- Producer để sản xuất hình ảnh
- Designer để thiết kế hình ảnh
- Developer để code và tối ưu giao diện
Kênh 2: Email
Bạn cần phải xác định nội dung cụ thể, tần suất và số lượng email sẽ được gửi đi trong kế hoạch của mình.
Dành cho các công ty sắp ra mắt
Nếu như bạn là một công ty khởi nghiệp, hãy đảm bảo rằng bạn đã có đủ những thông tin cần thiết như: Giới thiệu, ưu đãi, hỗ trợ, dịch vụ chăm sóc khách hàng,…
Đối với các chiến dịch email “cao cấp”
Một số ý tưởng để bạn bắt đầu:
- Thông tin hàng tuần: Những nội dung nhất quán, liên kết chặt chẽ với nhau để giúp bạn thực hiện mục tiêu của mình
- Ưu đãi đặc biệt: Giảm giá, nhận mẫu thử miễn phí, những cuộc thi,…
- Giới thiệu tính năng: Sử dụng nội dung và tập trung vào sản phẩm hoặc đặc tính nổi bật để hỗ trợ mục tiêu chính.
- Các chiến dịch hoặc chương trình: Gửi thông tin cho khách hàng nội dung chương trình với khung thời gian cụ thể.
- Liên kết với bài đăng blog: Sử dụng nội dung trên blog để thu hút lượt tương tác, bán hàng hoặc lượt đăng ký,…
Kênh 3: Social Media
Rất nhiều công ty sử dụng kênh Social Media như một kênh chính. Thế nhưng họ không hiểu rằng nền tảng nào mới thực sự đem lại khách hàng tiềm năng. Để chọn được kênh phù hợp, bạn phải thực sự hiểu thói quen cũng như insight khách hàng của mình, tuy nhiên có những điều sau đây bạn cần phải nhớ:
- Link: Các liên kết đến website hoặc các kênh khác
- Bio: Những thông tin cần thiết trên kênh của bạn
- Assets: Những nhận diện liên quan khác như hình đại diện, ảnh bìa,…
- Backlog: Fill đầy đủ nội dung trước khi khách hàng ghé thăm kênh của bạn
- Content Calendar: Đảm bảo nội dung có thể thực hiện đúng với tiến độ
- Ads: Sử dụng quảng cáo để tăng tính truyền thông cho website và các kênh khác của bạn.
Đối với các kênh Social Media bạn cần chú ý những điều sau để duy trì nội dung trên các kênh của mình:
- Lịch nội dung: Sử dụng Google Sheet để lên plan chi tiết cho các kế hoạch nội dung.
- Photographer: Giúp bạn sáng tạo ra những concept hình ảnh phù hợp với định hướng mục tiêu.
- Copywriter: Giúp bạn lên ý tưởng nội dung để hỗ trợ các mục tiêu, viết lịch nội dung hàng ngày (hàng tháng, v.v.)
- Quản lý cộng đồng: Chịu trách nhiệm đăng nội dung và tương tác với khách hàng.
Kênh 4: Blog
Ngày nay, hầu hết các doanh nghiệp đều có trang blog riêng, nhưng chủ yếu là do nó mang đến nhiều lợi ích:
- Tối ưu hóa trên các công cụ tìm kiếm: Hỗ trợ tối ưu SEO website, SEM
- Có tính chuyên môn hóa cao: Giúp các thương hiệu thể hiện quan điểm, chuyên môn hoặc branding để cải thiện các mối quan hệ hợp tác.
- Tăng trưởng: Gián tiếp tăng cơ hội bán hàng hoặc thu thập thông tin khách hàng.
Kênh 5: PR/ Influencer
Hãy tưởng tượng xem nếu thương hiệu của bạn là một người, anh ấy sẽ làm bạn với ai? Đây là một câu hỏi hay giúp xác định những người có ảnh hưởng hoặc thương hiệu mà bạn muốn cộng tác. Những loại mối quan hệ này rất quan trọng vì:
- Tiếp cận được đối tượng của họ, điều này giúp thương hiệu/sản phẩm của bạn lan tỏa đến tệp khách hàng tiềm năng hơn.
- Phát triển nội dung: Bằng cách làm việc với các thương hiệu hoặc người có ảnh hưởng khác, bạn sẽ nhận được một loạt nội dung mới theo để hấp dẫn khách hàng.
Một số ý tưởng cơ bản có thể giúp bạn:
- Các chiến dịch của Influencer : Thử đăng bài Instagram của influencer, trao đổi sản phẩm/ bài đăng hoặc vị trí trả phí.
- Đăng trên blog: Trao đổi nội dung, thực hiện một bài đăng trên blog của khách hoặc vị trí được trả tiền.
- Cuộc thi/ tặng quà : Tận dụng mạng lưới người ảnh hưởng bằng cách tổ chức cuộc thi hoặc tặng sản phẩm, v.v.
Thực thi kế hoạch nội dung
Sau khi đã chuẩn bị những gì cần thiết, hãy review lại một lần nữa và thực thi thôi! Hãy viết tất cả vào một file Google sheet để dễ dàng theo dõi nha.