X

Nền Tảng Dữ Liệu Khách Hàng (CDP) Là Gì?

Hiện nay, việc mỗi doanh nghiệp xây dựng và sở hữu một cơ sở dữ liệu khách hàng cho riêng mình là điều vô cùng cần thiết. Bởi vì không có dữ liệu đó, những nhu cầu của khách hàng dường như sẽ trở nên “vô hình” đối với doanh nghiệp, vì thế họ sẽ rời bỏ doanh nghiệp đó và đến với đối thủ cạnh tranh.

Và những Nền tảng Dữ liệu Khách hàng (CDPs - Customer Data Platforms) ra đời để giải quyết chính xác vấn đề mà các thương hiệu đang gặp phải.

Nền tảng dữ liệu khách hàng CDP là gì?

Nền tảng Dữ liệu Khách hàng (CDP) là một hệ thống marketing hợp nhất dữ liệu mà công ty thu thập được từ hoạt động marketing và các kênh khác để phân tích khách hàng, CDP cho phép mô hình hóa và tối ưu hóa thời gian cũng như các mục tiêu của truyền thông.

Nó bao gồm một giao diện thân thiện với người dùng giúp kích hoạt dữ liệu khách hàng và cho phép cá nhân hóa trên nhiều kênh.

Đây là một nền tảng dữ liệu chủ yếu hướng đến nhu cầu của marketers và không yêu cầu các kỹ năng như một người làm IT. Nó thu thập một cách đầy đủ và thống nhất về lịch sử và thói quen của khách hàng và được tổ chức một cách hợp lý.

Tại sao cần phải có một CDP?

Thông thường sẽ tốn nhiều chi phí hơn để có được một khách hàng mới hơn là giữ lại một khách hàng hiện có. Vì vậy nỗ lực hết mình để giữ chân khách hàng hiện tại là điều nên làm, và hiện nay, việc mang lại trải nghiệm thú vị ở mọi tương tác là điều tối thiểu mới mà doanh nghiệp phải có.

Để phục vụ tốt và vượt mong đợi của khách hàng, trước hết các công ty cần có sức mạnh của dữ liệu để hỗ trợ khách hàng một cách hiệu quả và giải quyết nhu cầu của họ. Dữ liệu chính xác và dễ dàng truy cập là cơ sở cho những nỗ lực đem lại trải nghiệm khách hàng liền mạch.

CDP sẽ giúp các công ty thống nhất một lượng lớn dữ liệu về một nơi, sắp xếp và làm cho chúng dễ dàng truy cập trên các hệ thống khác cho mục đích phân tích và lên chiến lược.

CDP làm được những gì?

Nhiều nhà tiếp thị phải đối mặt với những thách thức khi sắp xếp một lượng lớn dữ liệu quan trọng cho các chiến dịch của họ. CDP cung cấp một giải pháp tuyệt vời cho vấn đề này bằng cách thu thập và thống nhất dữ liệu từ nhiều nguồn và hệ thống.

Là một phần mềm cơ sở dữ liệu, nó cung cấp một sự tích hợp liền mạch bằng cách đồng bộ và phân loại dữ liệu bị phân mảnh trước đó, vì vậy mỗi phòng ban đều có thể truy cập nó cho các nhu cầu riêng của họ.

CDP làm việc với các loại dữ liệu nào?

Các loại dữ liệu được thống nhất trên tất cả các điểm chạm kỹ thuật số như là dữ liệu hành vi, nhân khẩu học, giao dịch. Chúng có thể được thu thập từ các nguồn của bên thứ nhất và bên thứ ba như biểu mẫu web, giao dịch, email, phương tiện truyền thông xã hội, trang web của bạn, ứng dụng di động, trung tâm cuộc gọi, hoạt động tại cửa hàng, v.v.

CDP hoạt động tốt nhất khi chúng được cung cấp dữ liệu khách hàng chi tiết và kỹ lưỡng từ tất cả các kênh. Nếu một doanh nghiệp không thể cung cấp dữ liệu từ một lượng lớn tài nguyên, thì doanh nghiệp đó có thể bỏ lỡ cơ hội cá nhân hóa và tăng doanh thu.

Những tính năng của CDP:

  • Chế độ đồng bộ quan sát khách hàng: CDP liên tục đồng bộ dữ liệu từ cả trực tuyến và ngoại tuyến trong một nền tảng duy nhất và tổ chức dữ liệu theo cách hiệu quả để phục vụ nhiều hệ thống khác nhau.
  • Xác định phân khúc khách hàng: CDP giúp các nhà tiếp thị tạo các phân khúc cơ bản và nâng cao từ những dữ liệu đã thu thập như hành vi, dữ liệu lịch sử, mua hàng trong quá khứ, khả năng mua hàng, phân khúc dự đoán,...
  • Phân tích & hiểu insights khách hàng: Mọi bộ phận của doanh nghiệp đều có thể hưởng lợi từ dữ liệu mạnh mẽ như vậy, và có thể dựa vào dữ liệu được thu thập và tổ chức một cách liền lạc ổn định.
  • Quảng cáo: Lượng dữ liệu khổng lồ có trong CDP cũng cung cấp cho doanh nghiệp khả năng sử dụng các chức năng nâng cao như phân đoạn dự đoán để nhắm mục tiêu đến người dùng có khả năng mua, đối tượng có xu hướng mua cao hơn trong các kênh quảng cáo.
  • Cá nhân hóa thời gian thực: CDP còn cho phép tạo hồ sơ khách hàng rất phong phú, và cung cấp nội dung được cá nhân hóa cũng như các đề xuất dựa trên hành vi của khách hàng, giai đoạn vòng đời của khách hàng, giá trị trọn đời, danh sách mong muốn,...
  • Tiết kiệm chi phí: Bằng cách tự động hóa bước xử lý dữ liệu và thêm các tính năng nâng cao để sử dụng dữ liệu này, CDP tiết kiệm rất nhiều thời gian cho các nhà tiếp thị.

So sánh CDP với những hệ thống khác

Cùng kienthucseo phân tích một lượt sự khác biệt của CDP và CRM, DMP, PE nhé!

CDP và CRM

Quản trị Quan hệ Khách hàng - CRM (Customer Relationship Management)

  • CRM chỉ có thể biến dữ liệu thành hành động và thường được sử dụng để theo dõi chu kỳ bán hàng, gia hạn tài khoản, bán hàng và bán chéo.
  • Dữ liệu được thu thập trong CRM phải được nhập thủ công, có nghĩa là người dùng cần phải điền vào biểu mẫu hoặc trả lời một số câu hỏi nhất định.
  • CRM không thể theo dõi thông tin từ người dùng ẩn danh, không giống như CDP có thể theo dõi những người dùng này bằng một ID riêng.
  • CRM không thể kết nối dữ liệu với các kênh khác như email, hoặc ứng dụng di động, và các kênh khác như CDP.
  • CRM không thể tích hợp dữ liệu ngoại tuyến và trực tuyến. Mặt khác, CDP hỗ trợ đầy đủ dữ liệu khách hàng, chẳng hạn như thu hút khách hàng thông qua các kênh kỹ thuật số theo cách tự nhiên hoặc theo gợi ý.

CDP và DMP

Nền tảng Quản lý Dữ liệu - DMP (Data Management Platform)

  • DMP chủ yếu thu thập dữ liệu của bên thứ 3 và không thể tạo hồ sơ khách hàng đồng nhất.
  • Được sử dụng chủ yếu cho mục đích quảng cáo, không phải cho toàn bộ hành trình của khách hàng.
  • Không giống như CDP có thể giữ và xây dựng dữ liệu trong một khoảng thời gian, DMP giữ dữ liệu trong khoảng thời gian ngắn hơn để nhắm mục tiêu quảng cáo và xây dựng đối tượng tương tự.
  • CDP và DMP có thể bổ sung cho nhau trong nhiều những công nghệ marketing thay vì thay thế hẳn cho nhau.

CDP và PE

Công cụ Cá nhân hóa - PE (Personalization Engine)

  • Giống như CDP, PE cũng hướng tới các nhà tiếp thị và được xây dựng để giúp cho nỗ lực cá nhân hóa.
  • Các PE cá nhân hóa các nỗ lực tiếp thị trên các kênh (trang web, ứng dụng, email và các kênh xã hội) với thông tin chi tiết về đối tượng và các mục tiêu được xác định.
  • PE chuyên triển khai các chiến dịch cá nhân hóa như đẩy nội dung động, kích hoạt các luồng email tự động giữa các kênh
  • Mặc dù CDP tập hợp và tổ chức dữ liệu và cung cấp cái nhìn sâu sắc có giá trị để cá nhân hóa, nhưng nó không trực tiếp kích hoạt các chiến dịch cá nhân hóa.
  • CDP và PE có thể được sử dụng cùng nhau như những công cụ bổ trợ.

Nhìn chung, Nền tảng dữ liệu khách hàng là một công cụ mạnh mẽ cung cấp cho doanh nghiệp cái nhìn đầy đủ về khách hàng trong một khoảng thời gian. Nó có thể “hấp thụ” một lượng lớn dữ liệu và giúp quản lý nó tốt hơn cho một loạt các mục tiêu.

Là một phần mềm hoàn hảo, nó có giao diện dễ sử dụng để giúp các nhà làm marketing độc lập với các nhóm CNTT. CDP có thể là công cụ không thể thiếu để thiết lập hành trình khách hàng liền mạch.