X

Meta description là gì? Mẹo viết thẻ Meta chuẩn SEO

Thẻ Meta Description có vai trò rất quan trọng trong quá trình giúp bài viết tiếp cận gần hơn với khách hàng. Chính vì thế, chỉ dựa vào yếu tố Content SEO thôi là chưa đủ. Vậy Meta Description là gì? Mời bạn cùng Kiến Thức SEO tìm hiểu bản chất của yếu tố này và cách viết Meta Description sao cho tốt nhất nhé!

Thẻ Meta là gì?

Thẻ Meta (còn được gọi là Meta Tag) là thẻ khai báo với Google tiêu đề của trang, từ đó giúp tiêu đề của trang web xuất hiện đầy đủ trên kết quả tìm kiếm.

Thẻ Meta xuất hiện các dòng mã được đặt trên đầu của một trang HTML gồm các thông tin cụ thể như tiêu đề, mô tả, tên tác giả, ngôn ngữ,... với mục đích cung cấp các thông tin khi người dùng tìm kiếm. Chính vì thế, nó mang ý nghĩa quan trọng khi SEO onpage.

Meta Description là gì?

Meta Description là thẻ có chức năng miêu tả ngắn gọn có khoảng 155-160 ký tự hiển thị phía dưới trang web trên kết quả tìm kiếm. Trong một số trường hợp, thẻ Meta cũng được xem như một Meta Tag. Do tính chất văn bản không hiển thị trực tiếp trên trang mà chúng được gắn vào Meta Description cũng như hiển thị trong HTML.

Code HTML

Dưới đây là một ví dụ cụ thể về cách thẻ Meta hiển thị ở dạng HTML:

<meta name="description" content="Meta Description là gì? 6 cách tối ưu meta description chuẩn seo" />

Định dạng tối ưu

Thẻ mô tả có thể dài hoặc ngắn, nhưng Google sẽ thực hiện cắt ngắn chúng còn từ 155-160 ký tự. Độ dài bạn nên sử dụng là từ 50-160 ký tự. Tuy nhiên, độ dài này sẽ tối ưu theo tùy tình huống cũng như mục tiêu của bạn là hướng đến việc cung cấp giá trị, thúc đẩy người dùng nhấp vào nhiều lần.

Yếu tố xếp hạng của Google

Những đoạn mô tả ngắn giúp bạn có cơ hội "quảng cáo" nội dung cho người dùng đồng thời nó cũng quyết định xem đoạn mô tả này có liên quan đến những thông tin mà người dùng đàn truy vấn hay không.

Hãy sử dụng thẻ meta của trang một cách thật thông minh (viết tự nhiên, không spam) sử dụng những keyword mà website đang nhắm đến. Bên cạnh đó, viết mô tả một cách hấp dẫn đánh trúng insight của người dùng. Meta Description phải có sự liên quan đến trang nó đang mô tả, đọc nhất so với những mô tả khác.

Vai trò của thẻ Meta Description là gì?

Meta Description là yếu tố không bắt buộc trong bài viết nhưng nếu bạn mong muốn được bot Google đánh giá cao website của mình thì hãy tối ưu thẻ này.

Thẻ mô tả được tối ưu để cung cấp các thông tin mà nội dung bài viết đang nhắc đến một cách rõ ràng và dễ hiểu sẽ giúp Google hiểu được chủ đề của bài viết, từ đó có thể nâng cao xếp hạng. Bên cạnh đó, việc này còn giúp tính chuyên nghiệp, chỉn chu của toàn bộ website được tăng lên.

Khi người dùng thực hiện tìm kiếm một từ khóa bất kỳ trên công cụ tìm kiếm, bài viết sẽ xuất hiện trên top với một tiêu đề lôi cuốn và meta description có chứa nội dung liên quan sẽ thúc đẩy người dùng click vào bài viết của bạn thay vì các bài viết khác. Việc này giúp tỷ lệ nhấp chuột tăng và ảnh hưởng tích cực đến SEO onpage.

Xem thêm: SEO Onpage là gì? 11 Tiêu chuẩn tối ưu SEO Onpage

Hướng dẫn viết Thẻ Meta Description chuẩn SEO

Để tạo ra một thẻ mô tả chuẩn SEO, bạn cần ghi nhớ những lưu ý sau:

Thẻ mô tả chứa từ khóa chính

Bạn phải đảm bảo từ khóa xuất hiện trong Meta Description. Thông thường công cụ tìm kiếm sẽ in đậm các từ khóa tại nơi nó đã tìm thấy truy vấn của người dùng ở phần mô tả.

Tính dễ đọc

Viết Meta Description dễ đọc và phù hợp với nhu cầu của người dùng. Nếu bạn cố gắng chèn quá nhiều keyword vào thẻ mô tả sẽ khiến cho người dùng cảm thấy mất thiện cảm với trang web. Hiệu quả nhất, bạn nên bắt đầu thẻ meta bằng từ khóa và toàn bộ nội dung mô tả chỉ nên chứa từ 1-2 keyword.

Nội dung mô tả hấp dẫn, phù hợp

Xây dựng nội dung hấp dẫn, phù hợp với nội dung bài viết và nhu cầu tìm kiếm của người dùng sẽ khiến họ truy cập nhanh chóng vào trang của bạn.

Độ dài hợp lý

Như đã trình bày ở trên, thẻ Meta nên dài tối đa 150 ký tự (mức độ tối ưu nhất là 120 ký tự). Nếu dài hơn số ký tự này, thẻ mô tả của bạn sẽ bị cắt đoạn nội dung thừa. Chính vì thế, bạn nên viết từ khóa quan trọng ở đầu Meta Description.

Không trùng lặp

Một yếu tố khác khá quan trọng cho SEO, chính là thẻ meta không được viết giống nhau cho mọi trang. Google sẽ phạt website của bạn vì sao chép mô tả.

Sử dụng đoạn mã thú vị

Rất ít người chú ý đến việc này nhưng nếu bạn sử dụng dấu lược đồ, bạn cũng có thể thêm một vài yếu tố vào Meta Description để nâng cao sự hấp dẫn. Ví dụ: Lượng calo, xếp hạng sao,...

Lưu ý viết thẻ Meta trang chủ Website

Nhiều doanh nghiệp xem việc tham khảo thẻ mô tả của đối thủ tưởng chừng như rất có ích trong việc định hướng nội dung của trang. Tuy nhiên, đây lại là một sai lầm làm bạn không xác định được sự độc đáo của nội dung website của mình. Sau đây là các gợi ý giúp bạn viết mô tả hiệu quả cho trang chủ:

Độ dài thẻ mô tả Meta

Thẻ meta không nhất thiết phải có từ 155-160 ký tự. Bạn có thể chọn một thẻ mô tả dài trong khoảng 155-160 ký tự.

Nội dung của thẻ Meta 

Nội dung thẻ meta description là yếu tố quan trọng quyết định khách hàng có bị thu hút bởi trang của bạn không. Do đó, thẻ mô tả của bạn phải cho người dùng thấy một nội dung ngắn gọn nhưng chứa đầy đủ các thông tin về trang. Việc này diễn ra khá nhanh chóng khiến người dùng khó nhận thức được khi đưa ra quyết định click vào trang.

Lưu ý viết thẻ Meta trang sản phẩm Website

Xây dựng nội dung cho trang sản phẩm dễ hơn khi xây dựng cho trang chủ. Tuy nhiên, bạn cũng cần cân nhắc một số yếu tố sau:

Thẻ meta không chứa hết nội dung trang chủ

Đưa tất cả nội dung có trong thẻ mô tả trang chủ vào trong trang sản phẩm là một quyết định sai lầm. Việc này làm thông tin loãng đi, không thu hút được sự tò mò của người dùng. Thay vào đó, bạn nên cung cấp các thông tin hữu ích cho người đọc một cách cụ thể hơn như "Search intent là gì?" Hãy để người dùng cảm nhận được là bài viết sẽ giúp họ hiểu được bản chất và các thông tin liên quan đến Search intent.

Nội dung thẻ mô tả cung cấp giải pháp

Meta description cung cấp giải pháp sẽ làm nổi bật các hướng giải quyết vấn đề hiện tại của người dùng. Do đó, tính kích thích người đọc click vào trang sản phẩm nhiều hơn.

Viết hoa toàn bộ Thẻ Meta

Viết hoa toàn bộ thẻ meta được xem là bước đi liều lĩnh cho trang sản phẩm. Do đó, kienthucseo.net không khuyến khích bạn viết hoa toàn bộ Meta Description. Tuy nhiên, nếu như viết hoa, bạn sẽ dễ thu hút được người dùng vào trang sản phẩm hơn. Chính vì vậy, thay vì viết hoa hết thẻ mô tả bạn nên viết hoa từ 1 đến 2 cụm từ quan trọng để lôi kéo sự tập trung của người dùng.

Sự khác biệt và nổi trội sản phẩm

Ngoài các thông tin cần có, việc đưa sự khác biệt của chính sản phẩm vào Meta Description sẽ giúp người đọc click vào nội dung nhanh hơn.

Kết thúc nội dung bằng nửa câu

Việc kết thúc bằng nửa câu sẽ mang lại một tỷ lệ nhấp vào bài viết cao trên trang của bạn. Chiến lược này sẽ hiệu quả khi Meta Description chứa từ 155-160 ký tự.

Lời kết

Nếu sử dụng thẻ Meta không hiệu quả, bạn có thể đánh mất cơ hội thu hút sự tập trung của khách hàng mục tiêu. Hy vọng nội dung bài viết của Kiến Thức SEO đã giúp bạn hiểu rõ bản chất của Meta Description là gì và các cách viết sao cho hiệu quả.