SEO Onpage là yếu tố quan trọng trong quá trình tối ưu và cải thiện thứ hạng của website trên công cụ tìm kiếm Google. Vậy SEO Onpage là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây và 10 tiêu chí SEO Onpage Website hiệu quả này nhé.
SEO Onpage là gì?
SEO Onpage là tối ưu tất cả yếu tố bên trong website nhằm nâng cao trải nghiệm người dùng và nâng cao thứ hạng của trang web trên kết quả tìm kiếm Google.
Tối ưu SEO Web bao gồm việc tối ưu từng trang và từng bài viết trên website theo cấu trúc chuẩn SEO của Google. Ở các trang của website, thông thường chúng ta sẽ tối ưu thẻ tiêu đề chính của trang (Heading 1), thẻ mô tả của trang (Meta Description), các mục tiêu đề khác có trên trang...
Đối với tối ưu seo ở từng bài viết, tương tự như tối ưu trang con trên website, đầu tiên chúng ta cũng tối ưu thẻ Heading 1, Meta Description, các thẻ tiêu đề khác. Ngoài ra, tối ưu mật độ từ khóa của bài viết, bổ sung thẻ alt cho hình ảnh, các liên kết nội bộ và liên kết ngoài.
Tại sao phải tối ưu SEO Onpage
Tối ưu SEO Web là việc cần thiết dựa trên hai khía cạnh là: Bộ máy tìm kiếm và người dùng. Dưới đây là chi tiết lý do nên tối ưu Onpage cho website của doanh nghiệp:
Bộ máy tìm kiếm
Công việc tối ưu Onpage đối với bộ máy tìm kiếm giúp bot Google có thể hiểu, thu thập thông tin trên website của bạn một cách nhanh chóng. Bời vì, một nội dung chuẩn SEO chưa đủ để được Google đánh giá cao, bạn phải thực hiện những kỹ thuật khác để bài viết trở nên uy tín hơn.
Đối với người dùng
Ngoài việc được Google đánh giá cao, tối ưu Onpage sẽ giúp trang web của bạn thân thiện với người dùng. Từ đây, bạn sẽ có thể kiểm soát được các nội dung cũng như giúp bài viết được tối ưu hiệu quả.
Ngoài ra, việc tối ưu sẽ nâng cao trải nghiệm người dùng một cách tốt nhất. Đồng thời, việc thúc đẩy hành động chuyển đổi của người dùng cũng là một yếu tố cực kỳ quan trọng của một chiến lược SEO.
Các yếu tố SEO Onpage Website
Khi thực hiện tối ưu SEO Web bạn cần quan tâm đến 12 yếu tố vô cùng quan trọng sau đây:
- Crawlable website: Con "bot" tiến hành lập chỉ mục trên các trang web có thể thu thập dữ liệu.
- Site architecture: Cấu trúc của trang phải được thiết lập thật logic và rõ ràng.
- Quality outbound links: Các liên kết ngoài website có chất lượng cao.
- Website speed: Tốc độ tải trang tốt.
- Mobile friendliness: Tính tương thích về giao diện trên các thiết bị di động.
- Giao thức HTTPS: Website dùng chứng chỉ bảo mật SSL.
- URL: Thân thiện với người dùng và được tối ưu tốt.
- Content: Nội dung phù hợp với intent người dùng, đúng với mục tiêu trọng tâm.
- Tối ưu hóa từ khóa: Mật độ từ khóa phù hợp, dùng đúng ngữ cảnh.
- Tối ưu hóa hình ảnh: Hình ảnh được tối ưu phù hợp với công cụ tìm kiếm.
- Khả năng đọc và UX: Nội dung có bố cục dễ đọc và giao diện thân thuộc với người truy cập.
- Tỷ lệ nhấp chuột: Nên tối ưu tốt Meta Title và Meta Description.
Checklist 10+ tiêu chuẩn tối ưu SEO Onpage
Khi tối ưu Onpage, bạn cần kết hợp tối ưu nhiều yếu tố khác nhau trên website, nếu dùng mã nguồn như WordPress, Wix thì việc tối ưu có thể sẽ dễ dàng hơn, sau đây điểm qua nhanh những tiêu chuẩn tối ưu SEO Onpage Website cần tối ưu như:
- Short URL (URL ngắn gọn).
- Tiêu đề nên được bọc và dùng trong thẻ H1.
- Đi thẳng nhanh vào vấn đề.
- Tiêu đề phụ mô tả nội dung phù hợp với mục đích tìm kiếm.
- Nội dung dễ đọc, font chữ bắt mắt.
- Hình ảnh được tối ưu tốt, rõ nét và đẹp mắt.
- Liên kết nội bộ đến trang khác có liên quan.
- Liên kết đến các tài nguyên bên ngoài uy tín và đầy tính chuyên môn.
- Tối ưu các thẻ Meta.
- Đánh dấu lược đồ liên quan bằng việc sử dụng Schema Markup (JSONLD).
Tối ưu SEO Onpage phổ biến hiệu quả
Tối ưu Title và Meta Description
Title SEO và Meta Description là hai yếu tố thúc đẩy tăng tỷ lệ nhấp chuột vào bài viết. Thông thường, các SEOer sẽ ưu tiên sử dụng từ khóa chính tại 2 thẻ này và đặt chúng ở đầu câu.
Meta Description là một đoạn mô tả ngắn khoảng 120 - 160 từ, xuất hiện trên kết quả tìm kiếm của người dùng. Đoạn này sẽ cung cấp một số thông tin sơ lược liên quan đến nội dung mà người dùng tìm kiếm. Đối với Title SEO, không nên dùng quá 60 ký tự và các ký tự đặc biệt.
Thẻ Canonical
Thẻ Canonical giúp xác định trang gốc của website, các URL sẽ không bị trùng lặp nội dung ngăn chặn thông qua việc xác định thẻ Canonical hoặc thẻ Preferred.
Tối ưu nội dung chất lượng
Công việc đầu tiên khi thực hiện SEO Onpage là tối ưu chất lượng nội dung của trang web xem nội dung đã phù hợp với truy vấn của người dùng hay chưa. Do đó, bạn cần rà soát lại thật kỹ lưỡng nội dung và đảm bảo những nội dung này là độc nhất, cung cấp đầy đủ thông tin hữu ích đến người dùng,...
Tối ưu nội dung chuẩn SEO
Hiện nay, nội dung chuẩn SEO không còn là yếu tố quá khắt khe bởi vì Google ngày càng tập trung vào người dùng. Tuy nhiên, bạn không nên xem nhẹ yếu tố này vì nó là điều kiện bắt buộc trong SEO Onpage. Mật độ từ khóa trong bài viết phải được cân bằng, từ khóa chính phải xuất hiện ở tiêu đề và các thẻ heading (thông thường là heading 2 và 3).
Tối ưu thẻ Heading
Thẻ Heading là thành phần được "bot" Google quét qua để đánh giá nội dung của bài viết. Thông thường, các thẻ heading 1, 2 và 3 sẽ ảnh hưởng nhiều đến bài viết. Vì vậy, bạn nên chèn từ khóa chính vào những Heading này một cách khéo léo và tự nhiên để đảm bảo không spam từ khóa. Ngoài ra, bạn nên dùng các kỹ thuật SEO khác như bôi đậm heading, thêm những từ khóa dài vào thẻ mô tả.
Tối ưu URL
URL bài viết quá dài sẽ khiến kế hoạch tối ưu SEO Onpage không đạt được hiệu quả như mong đợi. Không những thế, URL dài sẽ làm cho người dùng có cảm giác bài viết thiếu độ chuyên nghiệp. Do đó, URL nên chứa từ khóa chính và được rút gọn để thân thiện với bộ máy tìm kiếm của Google.
Cải thiện tốc độ tải trang
Tốc độ tải trang sẽ quyết định người dùng có ở lại trang của bạn hay không. Trong trường hợp trang web của bạn có tốc độ tải quá lâu sẽ làm tỷ lệ thoát trang tăng cao. Bạn có thể dùng Google PageSpeed Insights để kiểm tra và có hướng cải thiện như:
- Sử dụng các phần mềm nén file nhằm giảm kích thước của HTML. CSS,... trên 150 byte.
- Sử dụng các phần mềm không làm ảnh bị vỡ.
- Tối ưu code.
- Giảm dung lượng ảnh.
Tối ưu Internal Link, External Link
Hệ thống link nội bộ được liên kết chặt chẽ sẽ giúp tăng sức mạnh của website. Internal Link giúp công cụ tìm kiếm có thể đánh giá và xếp hạng trang web, đồng thời đây cũng là cách điều hướng trang web dễ dàng. Do đó, Internal Link là yếu tố không nên lược bỏ khi tiến hành tối ưu Onpage.
Ngoài ra External Link cũng nên được tối ưu cẩn thận để bảo toàn sức mạnh của website, hoặc bạn có thể bỏ qua link này và tăng lượng BackLink cho web trong SEO Offpage.
Xem thêm: SEO Onpage và Offpage là gì?
Tối ưu hình ảnh
Hình ảnh không được tối ưu sẽ ảnh hưởng nhiều đến tốc độ tải trang của website. Bạn cần tối ưu dung lượng hình ảnh ở dưới 159kb, điều chỉnh kích thước hợp lý với bố cục của bài viết và nên bổ sung ALT cho ảnh.
Đặt Breadcrumb điều hướng
Việc đặt Breadcrumb ngay trên đầu trang giúp người dùng dễ dàng nhận biết mình đang ở trang nào, thể loại, category nào của website, nếu như website của bạn lớn và rộng thì việc dùng Breadcrumb để điều hướng là điều hết sức cần thiết. Khi đó sẽ giúp cho người dùng không phải bối rối trong việc tìm kiếm nội dung, dịch vụ khác liên quan.
Responsive trên Mobile
Giao diện website phải được Responsive trên tất cả các thiết bị gồm: Laptop, Table, Mobile... Vì thuật toán Mobile Friendly First của Google sẽ ưu tiên hơn trên Mobile nên việc tối ưu Mobile là điều hết sức cần thiết. Đồng thời cũng giúp trải nghiệm người dùng tốt hơn tăng tỉ lệ Onsite và khám phá của người dùng.
Tối ưu SEO Onpage nâng cao hiệu quả
Ngoài những tiêu chí SEO Onpage cơ bản, chúng ta có thể tiến hành tối ưu nâng cao hơn các tiêu chí khác nhằm tăng lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác đang có cùng chủ đề với chúng ta trên thị trường. Sau đây là 7 tiêu chí SEO Onpage khác biệt và mang lại hiệu quả rất nhiều:
- Đoạn văn độc nhất (Feature Snippets)
- Internal Link và Out Link
- Blockquote
- Tối ưu tiêu đề nâng cao và tiêu đề phụ
- Content GAP
- Schema Markup (JSONLD)
- Tiêu chí E-E-A-T
- Content Helpful
Lời kết
Tóm lại, SEO Onpage là tối ưu những yếu tố có trên website để tăng thứ hạng trên Google. Hy vọng qua bài viết này của Kiến Thức SEO giúp bạn có thêm nhiều thông tin giá trị trong việc thực hiện tối ưu Onpage cho website. Hãy vận dụng các tiêu chí tối ưu Onpage hiệu quả phía trên cho website của mình nhé!