X

Breadcrumb là gì? Cách sử dụng Breadcrumb Website tối ưu SEO

Breadcrumb giúp điều hướng quan trọng cho người dùng giúp người dùng truy cập và khám phá cấu trúc website một cách dễ dàng hơn. Vậy nó là gì và sử dụng để tối ưu SEO ra sao hãy cùng Kiến Thức SEO tìm hiểu qua bài viết này. 

Breadcrumb là gì?

Breadcrumb là một chuỗi các liên kết được tổ chức theo cấu trúc phân cấp, thường xuất hiện ở đầu trang web, ngay dưới thanh điều hướng chính. Chúng giúp người dùng hiểu rõ hơn về vị trí của họ trong hệ thống phân cấp của website. Ví dụ, nếu bạn đang xem một sản phẩm trên một trang thương mại điện tử.

Các loại Breadcrumb phổ biến

Có 4 loại chính bao gồm như sau:

Breadcrumb theo vị trí (Location-based)

Loại này hiển thị đường dẫn từ trang chủ đến trang hiện tại, giúp người dùng dễ dàng điều hướng qua lại giữa các trang.

Breadcrumb theo thuộc tính (Attribute-based)

Thể hiện các thuộc tính hoặc danh mục liên quan đến trang hiện tại, thường thấy trên các trang thương mại điện tử.

Breadcrumb theo đường dẫn (Path-based)

Loại này thể hiện đường dẫn cụ thể mà người dùng đã đi qua. Tuy nhiên, loại này ít phổ biến hơn và thường được sử dụng trong các ứng dụng web phức tạp.

Breadcrumb Schema Markup

Loại này dùng để chỉ đường cho công cụ tìm kiếm hiểu được cấu trúc website hoạt động ra sao, phân cấp như thế nào. Đồng thời giúp cải thiện kết quả hiển thị cũng như đề xuất trên trang.

Vai trò của Breadcrumb trong SEO là gì?

Không chỉ hữu ích cho người dùng mà còn đóng vai trò quan trọng trong SEO. Kiến Thức SEO sẽ chỉ ra những lợi ích cụ thể như sau:

Cải thiện trải nghiệm người dùng (UX)

Một website dễ điều hướng luôn được người dùng đánh giá cao. Giúp người dùng dễ dàng tìm thấy thông tin họ cần, giảm thiểu sự bực bội và tăng thời gian lưu lại trên website. Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tỷ lệ thoát trang (Bounce Rate).

Tối ưu hóa cấu trúc website

Giúp Google hiểu rõ hơn về cấu trúc website của bạn. Một cấu trúc website rõ ràng, logic sẽ được Google đánh giá cao hơn, giúp cải thiện thứ hạng tìm kiếm.

Tăng cường liên kết nội bộ

Mỗi liên kết trong Breadcrumb Navigation là một liên kết nội bộ, giúp phân phối PageRank hiệu quả hơn trong website. Điều này góp phần nâng cao thứ hạng của các trang con.

Tăng khả năng hiển thị trong kết quả tìm kiếm

Trong một số trường hợp, Google sẽ hiển thị trực tiếp trong kết quả tìm kiếm (Rich Snippets), giúp trang web của bạn nổi bật hơn và thu hút nhiều lượt Click hơn.

Giảm tỷ lệ thoát trang (Bounce Rate)

Giúp người dùng dễ dàng điều hướng, từ đó giảm thiểu tỷ lệ thoát trang. Bounce Rate thấp là một tín hiệu tích cực cho website nhằm tăng cải thiện được độ uy tín và tính chuyên môn của website.

Cách tối ưu Breadcrumb trong SEO Website

Để tối ưu cho SEO, Kiến Thức SEO khuyên bạn nên lưu ý những điểm sau:

Sử dụng cấu trúc chuẩn

Luôn tuân theo cấu trúc chuẩn: Trang chủ > Danh mục > Trang con. Điều này giúp Google dễ dàng hiểu cấu trúc website của bạn.

Sử dụng từ khóa chính

Thêm từ khóa chính vào các liên kết Breadcrumb một cách tự nhiên. Tuy nhiên, đừng nhồi nhét từ khóa, điều này sẽ gây phản tác dụng.

Giới hạn độ dài

Không nên quá dài, tối đa 4-5 liên kết. Dài sẽ làm người dùng khó theo dõi. Tránh Clip Depth quá sâu vì như thế sẽ làm cho các công cụ tìm kiếm khó xác định được nội dung từ đó sẽ làm giảm khi hiệu năng của website làm cho website giảm SEO.

Sử dụng tiêu đề trang chi tiết

Sử dụng tiêu đề trang chi tiết thay vì URL trong liên kết cuối cùng. Điều này giúp Google hiểu rõ hơn về nội dung trang.

Tối ưu cho thiết bị di động

Đảm bảo hiển thị rõ ràng và dễ nhấp chuột trên các thiết bị di động.

Sử dụng Schema Markup

Thêm Schema Markup cho Breadcrumb giúp Google hiểu rõ hơn về dữ liệu, từ đó cải thiện khả năng hiển thị trong kết quả tìm kiếm.

Cách tạo Breadcrumb Website tối ưu SEO

Có rất nhiều cách tạo trong đó bạn có thể lựa chọn tự tạo hoặc có thể sử dụng các plugin dành cho nền tảng WordPress:

Sử dụng công cụ tạo Markup JSON-LD

Ngoài các cách tạo Markup như MicroData, RDFa thì cách tạo ra một đoạn mã Script JSON-LD sẽ dễ dàng và thông dụng hơn rất nhiều, thêm nó vào code của website đầu thẻ <Body> như sau:

Ví dụ: 

"<script type="application/ld+json"> { "@context": "https://schema.org/", "@type": "BreadcrumbList", "itemListElement": [{ "@type": "ListItem", "position": 1, "name": "Sản phẩm", "item": "https://kienthucseo.net/san-pham" },{ "@type": "ListItem", "position": 2, "name": "Nồi chiên", "item": "https://kienthucseo.net/san-pham/noi-chien" }] } </script>"

Sử dụng WordPress Breadcrumb

Lựa chọn sử dụng các plugin thông dụng dễ dàng tạo cho website như: Yoast SEO, Rank Math..., Chọn vị trí muốn hiển thị (ví dụ: trên tiêu đề, dưới tiêu đề, trong footer).

Câu hỏi thường gặp về Breadcrumb

Breadcrumb có ảnh hưởng đến thứ hạng SEO không?

Không trực tiếp ảnh hưởng đến thứ hạng SEO, nhưng nó gián tiếp cải thiện các yếu tố quan trọng như UX, cấu trúc website, và liên kết nội bộ, từ đó góp phần nâng cao thứ hạng.

Giúp tối ưu hoá công cụ tìm kiếm, giúp Search Engine hiểu rõ hơn về cấu trúc website từ đó xác định được cấp bậc trong website để tiến hành quá trình Crawl dữ liệu kịp thời.

Tôi nên sử dụng loại Breadcrumb nào?

Tùy thuộc vào cấu trúc và loại website của bạn. Location-based là loại phổ biến và phù hợp nhất với hầu hết các trường hợp.

Tôi có cần phải sử dụng Schema Markup cho Breadcrumb không?

Sử dụng Schema Markup là một cách tốt để giúp Google hiểu rõ hơn về dữ liệu Breadcrumb, nhưng không phải là bắt buộc.

Sử dụng Breadcrumbs Trail đảo ngược trong Title của website

Sử dụng Breadcrumbs Trail đảo ngược trong tiêu đề (Title) của website là một chủ đề đáng chú ý trong thiết kế và tối ưu hóa website. Hay còn gọi là đường dẫn điều hướng, giúp người dùng dễ dàng xác định vị trí của họ trong cấu trúc phân cấp của trang web. Tuy nhiên, việc đưa vào tiêu đề HTML có thể gây ra một số vấn đề nghiêm trọng. Vì vậy không nên sử dụng.

Lời kết

Breadcrumb là một yếu tố quan trọng của Technical SEO trong cả trải nghiệm người dùng và SEO. Bằng cách tối ưu Breadcrumb một cách hợp lý, bạn có thể cải thiện thứ hạng tìm kiếm, tăng thời gian lưu lại trên website, và tạo ra trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.