Technical SEO là gì? Tổng hợp 11 bước tối ưu Technical SEO hiệu quả


Technical SEO là một trong ba công việc chính khi SEO website bên cạnh SEO Onpage và SEO Offpage. Trong đó, Technical SEO đóng vai trò chủ chốt để đạt được kết quả SEO trang web như mong đợi. Vậy Technical SEO là gì? Hay theo chân Kiến Thức SEO để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Technical SEO là gì?

Technical SEO (kỹ thuật SEO) là quá trình thực hiện tối ưu hóa những yếu tố kỹ thuật cho một website và thu thập dữ liệu sau đó lập chỉ mục để đáp ứng được các yêu cầu của công cụ tìm kiếm từ đó nâng cao thứ hạng của website.

Lý do Technical SEO quan trọng?

Mọi công cụ tìm kiếm đều mong muốn cung cấp những nội dung và thông tin hữu ích đến người dùng. Nếu bạn sở hữu một website có nội dung hấp dẫn, muốn được nhiều người dùng biết thì không chỉ đăng bài lên là xong.

Nếu bạn không thực hiện tối ưu hóa những yếu tố kỹ thuật, Bot Google sẽ không tìm thấy được nội dung để thu thập dữ liệu và lập chỉ mục. Điều này dẫn đến việc website không được Google xếp hạng ở vị trí tốt và rất khó để tiếp cận người dùng.

Technical SEO là gì

Tóm lại, Technical SEO được xem là một kỹ thuật quan trọng trong nâng cao traffic website vì nhưng lợi ích như sau:

Cải thiện tốc độ website: Google sẽ không đánh giá cao các website có tốc độ tải trang quá lâu. Chính vì thế, quá trình tối ưu Technical SEO sẽ giúp tốc độ tải trang của website được cải thiện bằng cách dùng các plugin chất lượng, tối ưu hóa hình ảnh, video,...

Điều hướng công cụ tìm kiếm: Kỹ thuật SEO dùng sơ đồ XML nhằm giúp công cụ tìm kiếm có thể thu thập dữ liệu từ website một cách dễ dàng. Khi những công cụ này nắm được lịch trình cụ thể của website thì chúng sẽ lập chỉ mục và xếp hạng trang web của bạn một cách dễ dàng.

Tăng bảo mật: Tất cả công cụ tìm kiếm đều rất quan tâm đến mức độ bảo mật thông tin của người dùng. Chính vì thế, chúng luôn có sự ưu tiên cho những website đã cài SSL. Vì vậy, khi tối ưu hóa Technical SEO bạn cần quan tâm đến sự bảo mật thông tin và dữ liệu của website.

Cải thiện tính tương thích: Hiện nay, người dùng sử dụng khá nhiều thiết bị để lướt web. Do đó, website cần phải tối ưu kỹ thuật để có thể tương thích trên mọi loại thiết bị.

Tăng traffic tự nhiên: Mục tiêu cuối cùng của SEO chính là lượng truy cập của người dùng. Technical SEO là phương pháp tối ưu SEO website theo các tiêu chuẩn do công cụ tìm kiếm đặt ra. Nếu website được xếp hạng cao, sẽ dễ thu hút được sự chú ý của nguòi dùng hơn từ đó mới có thể tăng lượng truy cập đến trang web.

Xem thêm: SEO Offpage Là Gì? Hướng Dẫn SEO Offpage Hiệu Quả Nhất 2023

Những yếu tố chính của Technical SEO là gì?

Sau đây là các yếu tố quan trọng trong Technical SEO mà bạn cần phải lưu ý:

  • Tính tương thích với điện thoại di động
  • Tốc độ tải trang
  • Internal link và External link
  • Schema
  • Duplicate content/Thin content
  • Lỗi thu thập dữ liệu
  • Hình ảnh và alt text
  • Độ bảo mật của website
  • Cấu trúc URL
  • Trang 404
  • Chuyển hướng 301
  • Thẻ Canonical
  • Sitemap XML
  • Cấu trúc website

11 bước Technical SEO cơ bản

Sau đây là các yếu tố Technical SEO cơ bản bạn cần nắm được nếu muốn tạo nên một chiến dịch SEO thành công:

Khả năng tương thích với điện thoại di động

Hiện nay, Google đang ưu tiên việc thu thập các thông tin và thực hiện lập chỉ mục trang web từ những quan điểm đánh giá của người sử dụng thiết bị di động. Nếu website không thân thiện với thiết bị điện thoại di động của người dùng, website sẽ gặp rất nhiều bất lợi trên bảng xếp hạng của công cụ tìm kiếm.

Các website chuyên nghiệp cũng hay gặp những sự cố khi người dùng sử dụng điện thoại để truy cập. Để có thể phát hiện ra các lỗi này, bạn có thể dùng Google Search Console để kiểm tra mức độ thân thiện của trang web với điện thoại di động. Google sẽ kiểm tra sau đó thông báo cụ thể những lỗi chưa được tối ưu trên website.

Cải thiện internal link

Khi tối ưu Technical SEO, internal link là một yếu tố không thể thiếu. Hệ thống liên kết nội bộ sẽ giúp công cụ tìm kiếm thu thập thông tin một cách dễ dàng, bên cạnh đó có thểt giúp người dùng khám phá được nội dung khác trên website một cách thuận tiện.

Xây dựng hệ thống liên kết nội bộ nhất quán, chặt chẽ sẽ giúp từ khóa của bạn trở nên nổi bật hơn và tạo ra một dòng chảy của lưu lượng giữa những trang web có traffic lớn. Vì vậy, khi tạo nội dung, bạn nên chèn từ 1 - 3 internal link hợp với ngữ cảnh.

Bên cạnh lợi ích khi đặt liên kết trên trang web, bạn cũng nên kiểm tra những đường dẫn này trên website của mình. Những trang web được trỏ đến có thể đã bị xóa bỏ hoặc di chuyển và đều này dẫn đến các liên kết đặt trên website bị hỏng.

Xóa Duplicate Content và tối ưu Thin Content

Duplicate content là những nội dung bị trùng lặp hiển thị trên cùng một domain hoặc ở các domain khác. Thin content là các bài viết có độ dài ngắn hoặc các bài không chuyển sâu. Việc tồn tại các nội dung như thế sẽ tác động khá nhiều đến chất lượng SEO của website.

Để kiểm tra 2 yếu tố này, bạn có thể dùng những công cụ như:

  • Raven Tools: Công cụ này sẽ thực hiện thông báo về những trang nội dung mắc phải vấn đề duplicate và thin content trên website.
  • Audit Website: Ở mục Content Quality sẽ có những cảnh báo về việc tồn tại trùng lặp nội dung và những nội dung ngắn trên website.
  • Copyscape: Công cụ này giúp kiểm tra các nội dung trùng lặp trên trang của bạn với các trang khác. Trong đó, bạn phải tải các URL lên, xem có các nội dung nào trong bài viết xuất hiện tại những trang web khác.

Xem thêm: Content Direction Là Gì? 8 Bước Xây Dựng Content Direction

Lỗi thu thập dữ liệu

Lỗi thu thập dữ liệu sẽ xuất hiện khi công cụ tìm kiếm truy cập vào website nhưng thất bại do có sự cố xảy ra. Điều này sẽ tạo ra sự cản trở cho việc xếp hạng trang web của bạn trên công cụ tìm kiếm. Vậy nên, bạn cần tìm cách hạn chế triệt để các lần truy cập thất bại của công cụ tìm kiếm.

Những lỗi thu thập dữ liệu cơ bản như:

  • Lỗi website
  • Lỗi URL

Hình ảnh và Alt text

Alt text giúp hiển thị những hình ảnh khi người dùng thực hiện tìm kiếm bằng văn bản mô tả. Khi thêm Alt text vào hình ảnh trong các bài viết sẽ làm tăng khả năng tiếp cận của bài viết đến người dùng, điều này sẽ đem lại nhiều tác động tốt đến thứ hạng của website.

Cấu trúc URL

URL được tối ưu hóa sẽ giúp người dùng dễ dàng nhớ đến và làm tăng khả năng nhận diện trang web. Một số quy tắc đặt URL cần lưu ý:

  • Sử dụng chữ cái thường, không có dấu
  • Các từ được ngăn cách với nhau bằng dấu "-"
  • URL nên được đặt ngắn gọn, chứa từ khóa một cách tự nhiên
  • Không sử dụng ký tự đặt biệt và ngày tháng

Bên cạnh đó, bạn nên lồng ghép nội dung vào URL một cách phù hợp để người dùng có thể hiểu được nội dung họ đang xem ở mục nào. Việc này còn giúp cho công cụ tìm kiếm nắm bắt được những chỉ mục và tiến hành xếp hạng nội dung của bạn một các phù hợp.

Trang 404

Trang 404 là lỗi tường gặp khi người dùng nhập URL không đúng hoặc truy cập vào URL đã bị xóa, sửa. Bạn nên tối ưu website để nâng cao trải nghiệm người dùng bằng cách:

  • Cung cấp những lựa chọn khác cho người dùng.
  • Thiết lập cấu trúc menu, footer, header cho trang bị lỗi 404 như những trang thông thường để người dùng chuyển tiếp đến trang khác.
  • Dùng từ ngữ thân thiện để thông báo tới người dùng là trang này không khả dụng.
  • Điều hướng người dùng đến trang khác.

Cách tối ưu Technical SEO

Chuyển hướng 301

Chuyển hướng 301 là hành động thực hiện điều hướng người dùng đến trang mới với những lý do như:

  • Trang cũ bị lỗi.
  • Trang cũ được chuyển sang trang khác.
  • Domain web được đổi.
  • Khi trang đó bị xóa đi.

Thiết lập chuyển hướng 301 là một kỹ thuật SEO đặc biệt quan trọng. Nếu không đặt điều hướng phù hợp sẽ làm ảnh hưởng đến chiến lược SEO cũng như trải nghiệm của người dùng.

Có thể cài đặt hướng 301 bằng 2 cách sau:

  • Chỉnh trực tiếp trên code.
  • Dùng Plugin trên WordPress.

Thẻ Canonical

Thẻ Canonical là hình thức thông báo để công cụ tìm kiếm biết một URL nào đó đã trở thành một phiên bản của URL gốc mà bạn mong muốn nó hiện thị ở kết quả tìm kiếm. Nói một cách khác, thẻ Canonical có chức năng hợp nhất những URL có nội dung tương tự trên những đường dẫn khác nhau.

Đối với kỹ thuật SEO, việc sử dụng Canonical mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, hạn chế sự trùng lặp nội dung URL gây khó khăn cho công cụ tìm kiếm. Thẻ Canonical sẽ tiến hành chỉ định một URL chính mà bạn mong muốn người dùng sẽ nhìn thấy trên kết quả tìm kiếm thay thế cho những kết quả tương tự.

Bên cạnh đó, nó còn giúp hạn chế việc các bot Google mất quá nhiều thời gian thu thập dữ liệu từ những trang có nội dung trùng lặp.

Sơ đồ Sitemap XML

Sau khi hoàn thiện Sitemap XML, bạn tiến hành gửi sơ đồ lên Google Search Console. Bạn nên đảm bảo Sitemap XML đáp ứng các tiêu chí sau:

  • Sạch sẽ
  • Ngắn gọn
  • Cập nhập
  • Đã thực hiện đăng ký Google Search Console

Cấu trúc website

Cấu trúc website đóng vai trò quan trọng, tạo nên sự liên kết vô cùng chặt chẽ giữa những nội dung trong một trang web. Một website có cấu trúc rõ ràng giúp người dùng tìm kiếm được nội dung họ mong muốn nhanh chóng và ở lại lâu hơn. Hơn nữa, đây được xem là yếu tố không thể thiếu giúp các công cụ tìm kiếm hiểu được và lập chỉ mục dễ dàng.

Các cách tối ưu Technical SEO

Khi thực hiện tối ưu, việc điều hướng cũng như thiết lập cấu trúc trang web là rất cần thiết. Một website có cấu trúc tốt sẽ xung cấp những sitelink hiển thị ở trang chính kết quả tìm kiếm, đây được xem là lợi thế quan trọng cho website.

Hướng dẫn tối ưu Technical SEO nâng cao

Sau đây là một số kỹ thuật SEO mà bạn cần phải lưu ý nếu muốn có một chiến dịch SEO thành công:

Tốc độ tải trang

Tốc độ tải trang của website là yếu tố rất quan trọng khi thực hiện Technical SEO. Một trang web phải mất nhiều thời gian để load thì cơ hội níu chân người dùng càng thấp.

Để kiểm tra xem tốc độ tải trang trên website của bạn nhanh hay chậm, bạn nên sử dung Google PageSpees Insights theo đường dẫn https://pagespeed.web.dev/.

Độ bảo mật website

Hầu hết các website đều dùng giao thức HTTPS để thiết lập mức độ bảo mật cho trang web. Để kiểm tra, bạn hãy nhìn vào URL của website, nếu phát hiện thông báo "not secure" hoặc giao thức vẫn đang là HTTP thì bạn nên chuyển sang giao thức HTTPS để cải thiện mức độ an toàn bảo mật cho website.

Schema

Schema sẽ cugn cấp cho bạn trình thu thập những thông tin bổ sung cho website như đánh giá, công thức,...Trong một số trường hợp, dữ liệu có cấu trúc sẽ được hiển thị ở giao diện timd kiếm website.
Một số loại dữ liệu có cấu trúc thường được sử dụng như:

  • Local Business
  • Event
  • How to
  • Rating
  • Job posting

Lời kết

Technical SEO là một yếu tố không thể bỏ qua trong quá trình thực hiện chiến lược SEO cũng như hoàn thiện website. Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ về khái niệm Technical SEO là gì và các bước thực hiện kỹ thuật SEO hiệu quả.

Dịch vụ seo