Nội dung là yếu tố không thể thiếu trong một chiến dịch Marketing. Nếu nội dung được định hướng rõ ràng, hiệu quả công việc sẽ càng cao và mức độ thu hút khách hàng sẽ được cải thiện. Do đó, xây dựng Content Direction là điều cần thiết khi sáng tạo nội dung. Vậy Content Direction là gì? Cùng Kiến Thức SEO tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Content Direction là gì?
Content Direction là định hướng nội dung. Mục đích nhắm đến việc phát triển mọi hoạt động triển khai nội dung tổng thể cho một chiến dịch truyền thông, chiến dịch toàn diện hoặc chiến dịch trong một giai đoạn xác định.
Dựa vào các đánh giá và phân tích khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp mới có thể xác định, xây dựng và đưa ra định hướng triển khai Content Marketing cho chiến dịch.
Content Direction giúp các Content Creator sản xuất nhiều nội dung có mục tiêu, thống nhất với cá tính của thương hiệu, phân phối đến đúng kênh cũng như phù hợp với insight của khách hàng,...
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp lại bỏ quan bước thiết lập Content Direction và trực tiếp thực hiện các chuỗi công việc sau đó. Trong khi đó, định hướng nội dung của bài viết là việc cần làm ngay từ đầu để tránh tạo ra các nội dung vô bổ.
Content Direction bao gồm các khía cạnh sau:
- Target Audience: Xác định khách hàng mục tiêu.
- Customer Insight: Cái nhìn của khách hàng mục tiêu.
- Content Type: Hình thức nội dung như văn bản, hình ảnh, video, infographic,...
- What: Nội dung phải phù hợp với khách hàng mục tiêu.
- Ideas: Ý tưởng phát triển.
Vai trò của Content Direction
Việc xác định được Content Direction là gì sẽ giúp bạn cung cấp các thông tin chính xác đến khách hàng của mình. Khi nắm được khách hàng cũng như hiểu các mong muốn của họ, việc triển khai nội dung sẽ dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, bạn còn có thể hạn chế được các thông tin đi lệch hướng hoặc tình trạng truyền thông kém hiệu quả.
8 bước xây dựng Content Direction
Sau đây là 8 bước xây dựng Content Direction hiệu quả được Kiến Thức SEO tổng hợp, bạn có thể tham khảo:
Thiết lập mục tiêu của Content Direction
Chiến lược Content Direction sẽ có kế hoạch theo từng giai đoạn. Ví dụ, thời gian đầu tiên bạn đẩy mạnh việc tập trung gia tăng độ nhận diện thương hiệu, đến khi đạt được kết quả nhất định bạn sẽ hướng đến việc thay đổi cái nhìn của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu. Sau đó, là chuyển sang giai đoạn bồi dưỡng khách hàng tiềm năng.
Tóm lại, một vài mục tiêu mà Content Direction có thể giải quyết được là nâng cao nhận thức của khách hàng về sản phẩm, hỗ trợ khách hàng, thay đổi cái nhìn của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu sau đó là bồi dưỡng khách hàng tiềm năng.
Target Audience – Xác định khách hàng mục tiêu
Bước tiếp theo trong chiến lược Content Direction chính là xác định được khách hàng mục tiêu. Để xác định đúng tệp khách hàng của mình bạn cần hiểu rõ sản phẩm bạn sẽ cung cấp cho ai. Một số tiêu chí bạn có thể dựa vào đó là sở thích, giới tính, độ tuổi,... để xác định.
Ngoài ra, bạn cần phân biệt được hai khái niệm khách hàng mục tiêu và người tiêu dùng. Trong một số trường hợp, người tiêu dùng sẽ không phải là đối tượng ra quyết định mua hàng hóa của bạn và cũng không phải là đối tượng mà nội dung của bạn hướng đến.
Xem thêm: Gợi Ý 8 Loại Nút Call To Action Tăng Tỷ Lệ Chuyển Đổi
Phân tích và xác định giá trị của sản phẩm
Xác định đúng đặc tính nổi bật, giá trị của sản phẩm, dịch vụ và điểm yếu của mình là bước quan trọng trong Content Direction giúp tạo ra các nội dung thực tế, đem lại giá trị cao, thông điệp được truyền tải một cách hiệu quả đến khách hàng.
Sau khi hiểu rõ được sản phẩm, bạn hãy đối chiếu lại với các nhu cầu của khách hàng và cho họ viết những lợi ích mà họ sẽ nhận được khi dùng các sản phẩm và dịch vụ của bạn.
Đánh trúng insight của khách hàng mục tiêu trong thời điểm này là hết sức quan trọng, bạn nên đề cập đến điều mà khách hàng cần, không nên tập trung vào những gì sản phẩm của bạn có. Hãy đưa cho họ các giải pháp thay vì chú tâm vào sản phẩm.
Xác định và phân tích đối thủ cạnh tranh
Bạn nên tìm hiểu kỹ lưỡng về đối thủ cạnh tranh của mình, phân tích cách họ triển khai chiến lược Marketing để liệt kê ra các điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ. Sau đó, tiến hành tiếp thu, học hỏi, xây dựng Content Direction thật phù hợp với định hướng cũng như phương châm mà thương hiệu hướng đến.
Bạn có thể dùng các công cụ phân tích đối thủ cạnh tranh mạng xã hội như Simply Measured, Social Mention, dùng SpyFu để kiểm tra từ khóa và các nội dung quảng cáo.
Xây dựng chiến lược nội dung
Xây dựng chiến lược nội dung hay còn được gọi là Content Strategy là điều không thể bỏ qua trong mỗi bản kế hoạch Content Direction. Ở bước này, bạn cần phải xác định được chiến lược cụ thể cho nội dung của mình như chiến thuật, các quy tắc, ngữ điệu,...
Bên cạnh đó, Content Direction không dừng lại ở từng câu chữ mà nó bao gồm cả nội dung, bố cục, hình ảnh,...Nội dung của bạn cần có ngôn ngữ, ngữ điệu phù hợp với tính cách thương hiệu, tiếp cận được khách hàng mục tiêu. Một hình ảnh đẹp sẽ giúp nội dung được biểu đạt tốt hơn và làm tăng khả năng thu hút khách hàng hiệu quả.
Xem thêm: Content Creator Là Gì? Người Sáng Tạo Nội Dung Cần Có Kỹ Năng Gì?
Liệt kê Content Angle cần có
Content Angle là yếu tố giúp nội dung của bạn trở nên độc đáo, nổi bật và nó quyết định cốt truyện. Một Content Angle ấn tượng sẽ tạo được nền tảng vững chắc cho chiến lược nội dung của chiến dịch và các nội dung liên quan.
Content Angle cần tạo ra sự độc đáo, có sự gắn kết với khách hàng, xác định đúng insight và quan trọng là phải giải quyết được vấn đề của người mua. Ngoài ra, Content Angle cần phải đảm bảo yếu tố được tìm kiếm và dễ dàng chia sẻ.
Một số Content Angle mà bạn có thể tham khảo cho chiến dịch là:
- Bài viết chuyên gia: Hỗ trợ xây dựng thương hiệu, làm tăng uy tín của website, tiếp cận đến khách hàng tiềm năng một cách nhanh chóng.
- Bài viết hỏi đáp: Đưa ra những câu trả lời cho các thắc mắc của khách hàng.
- Bài viết giải viết vấn đề: Có khả năng đề xuất các giải pháp tích cực, xử lý được các vấn đề của khách hàng một cách hiệu quả, hỗ trợ thúc đẩy lưu lượng và chia sẻ.
- Bài viết so sánh: Đánh giá các sản phẩm, dịch vụ thúc đẩy việc đưa ra quyết định của khách hàng.
- Bài viết hướng dẫn: Hướng dẫn cụ thể những bước sử dụng sản phẩm, dịch vụ, giúp khách hàng có thể tiết kiệm được nhiều thời gian hơn.
- Nội dung dựa trên khảo sát và nghiên cứu: Thường được người dùng đặt niềm tin vì bài có các số liệu cụ thể.
- Bài viết trích dẫn: Nội dung do bạn xuất bản, đăng tải bài viết trích dẫn, có đính kèm tài liệu gốc. Đây là loại bài viết vừa có thể cung cấp nội dung đến khách hàng vừa giúp tăng lượt tải xuống cho các phiên bản nội dung đính kèm.
Nghiên cứu và chọn lọc ý tưởng
Tại bước này của Content Direction, hãy tìm kiếm các ý tưởng nội dung được định hướng trên công cụ tìm kiếm, báo giấy, báo online,... Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo những ý tưởng từ đối thủ cạnh tranh, trên mạng xã hội cùng khách hàng mục tiêu,...
Sau khi có ý tưởng, hãy chọn lại những ý tưởng mà bạn nhận định là thật sự phù hợp với doanh nghiệp của mình.
Đo lường và quản lý
Ngân sách là yếu tố được quan tâm đặc biệt trong kế hoạch Content Direction nói riêng và kế hoạch Marketing nói chung. Hãy định khoản đầu tư cho nội dung và chiến dịch của bạn.
Bên cạnh đó, bạn nên lập kế hoạch rõ ràng về nhân sự, nguồn lực cần sử dụng để đảm bảo được tài nguyên cũng như ngân sách khi thực hiện chiến dịch. Ngoài ra, bạn cũng cần đặt ra KPIs, deadline để đánh giá được chiến lược của mình dựa trên các mục tiêu đã đề ra.
Xem thêm: Checklist lập kế hoạch SEO
Tìm kiếm ý tưởng Content Direction ở đâu?
Việc tìm kiếm ý tưởng cho Content Direction là khá quan trọng. Sau đây là một số địa chỉ mà bạn có thể tham khảo:
- Đối thủ cạnh tranh
- Theo dõi các nền tảng mạng xã hội và lắng nghe khách hàng.
Content Direction chiếm phần lớn sự thành công trong chiến dịch Marketing. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ hiểu thêm về Content Direction là gì và cách xây dựng định hướng nội dung thành công. Theo dõi Kiến Thức SEO ngay để cập nhập thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!