Content Creator Là Gì? Content Creator làm những công việc gì?


Content Creator đã và đang trở thành một nghề siêu hot đối với mọi lứa tuổi, đặc biệt là các bạn trẻ. Vậy Content Creator là gì? Đâu là những kỹ năng mà một người làm sáng tạo nội dung cần phải có? Làm Content Creator có khó không? Mọi thắc mắc sẽ được Kiến Thức SEO giải thích ngay trong bài viết này. Cùng xem ngay nhé.

Content Creation là gì? 

Content Creation (sáng tạo nội dung) là một quá trình nghiên cứu, thiết lập các chủ đề hấp dẫn, phù hợp với tâm lý của khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng. Trong suốt quá trình, người làm Content Creation sẽ chọn các hình thức nội dung như văn bản, hình ảnh, video, blog, podcast,... để thực thi kế hoạch. 

Content Creator là gì?

Content Creator là gì?

Chi tiết các bước trong quy trình sáng tạo nội dung

Quy trình sáng tạo nội dung cơ bản:

  • Bước 1: Nghiên cứu từ khóa chiến lược - SEO Research 
  • Bước 2: Tiến hành lên ý tưởng
  • Bước 3: Lập kế hoạch phát triển nội dung
  • Bước 4: Xuất bản nội dung 
  • Bước 5: Tiếp thị nội dung

Quy trình hoàn thiện chiến lược sáng tạo nội dung tổng quát:

  • Bước 1: Tìm hiểu các ví dụ minh họa có liên quan đến chủ đề bạn đang làm
  • Bước 2: Lập kế hoạch, chiến lược nội dung
  • Bước 3: Bắt tay vào thực hiện
  • Bước 4: Lựa chọn công cụ sáng tạo nội dung phù hợp
  • Bước 5: Thiết lập một kế hoạch hoàn chỉnh
  • Bước 6: Phân tích, đo lường nội dung và kết quả đạt được

Content Creator là gì?

Content Creator là người dùng trí óc của mình để sáng tạo ra các nội dung và truyền tải nội dung đó đến với người xem. Những sản phẩm này sẽ thể hiện dưới hình thức hình ảnh, video, poster,... Hiện nay, Copywriter, TikToker, biên tập viên,... đều được xem là một người làm Content Creator. 

Content Creator học ngành gì?

Câu trả lời sẽ là học báo chí - truyền thông. Bạn sẽ được học các chuyên môn như: lý thuyết truyền thông, kỹ thuật viết lách, sản xuất nội dung, đồng thời được rèn luyện khả năng tư duy phản biện, giao tiếp hiệu quả và làm việc độc lập. Những yếu tố không thể thiếu để bạn tạo ra những nội dung chất lượng, thu hút được sự quan tâm của đông đảo khán giả.

Vai trò của nghề sáng tạo nội dung

Tiếp thị nội dung là hoạt động không thể lược bỏ trong một chiến lược Marketing. Điều đó thể hiện vai trò quan trọng của người sáng tạo nội dung. Một thông điệp độc đáo, lôi cuốn, phù hợp với lĩnh vực kinh doanh sẽ là tiền đề giúp thương hiệu nâng cao tầm ảnh hưởng trên thị trường cũng như thu về một lượng khách hàng tiềm năng vô cùng lớn. 

Hoạt động xây dựng nội dung cho thương hiệu là công việc diễn ra liên tục. Nếu không liên tục sáng tạo đổi mới, doanh nghiệp có thể bị đối thủ vượt lên một cách dễ dàng.

Content Creator làm những công việc gì?

Content Creator có thể đảm nhận rất nhiều vị trí khác nhau trên mọi nền tảng như Podcast, Livestream, sản xuất video,... Sau đây là những công việc chi tiết mà Content Creator sẽ làm:

Phân tích tầm ảnh hưởng của thương hiệu

Với vai trò là người sáng tạo nội dung, Content Creator có thể tham gia vào hoạt động phân tích thương hiệu của chiến dịch tiếp thị. Cụ thể như phân tích SWOT, bộ nhận diện thương hiệu,...

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm

Tối ưu công cụ tìm kiếm thường được các SEOer đảm nhận, tuy nhiên để đạt hiệu quả cao trong quá trình làm việc, Content Creator nên biết thực hiện các kỹ thuật SEO cơ bản.

Lên ý tưởng nội dung

Lên ý tưởng xây dựng nội dung tiếp thị là hoạt động quan trọng trong mọi chiến dịch. Content Creator có thể sáng tạo với nhiều hình thức khác nhau để truyền tải thông điệp đến đúng khách hàng qua các phương tiện truyền thông.

Content Creator làm công việc lên ý tưởng nội dung

Content Creator là gì? Các kỹ năng cần có Content Creator

Bên cạnh các nội dung liên quan đến thương hiệu, Content Creator còn đảm nhận công việc viết bài quảng cáo với mục tiêu bán được sản phẩm, dịch vụ. 

Xem thêm: Content Storytelling là gì? 6 Cách viết Storytelling thu hút

Triển khai nội dung

Sau khi có ý tưởng xây dựng nội dung, hoạt động tiếp theo là triển khai sản xuất. Content Creator cần đưa ra bản yêu cầu nội dung cho kế hoạch, sau đó triển khai viết bài hoặc chuyển giao cho người phụ trách.

Dựa vào dàn ý đã thiết lập cũng như các thông tin quan trọng, sau khi sản xuất Content Creator sẽ tiến hành nghiệm thu. Mục đích là để truyền tải trọn vẹn thông điệp đến khách hàng và mang đến giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp.

Thiết kế hình ảnh

Thiết kế hình ảnh là công việc mà Content Creator nào cũng phải tiếp xúc. Content Creator cần đảm bảo hình ảnh được thiết kế phù hợp với ý tưởng ban đầu, yếu tố nhận diện thương hiệu và bắt mắt. Tuy nhiên, đây là công việc mà Content Creator cần trao đổi trực tiếp với người thiết kế để cho ra thành phẩm tốt nhất. 

Sản xuất video

Hiện nay, tiếp thị video là hình thức được ưa chuộng nhất do chúng đáp ứng được hầu hết những tiêu chí của khách hàng. Trong sản xuất video, Content Creator có nhiều vai trò như tham gia quay dựng, biên kịch, chỉnh sửa video.

Chỉnh sửa và tối ưu nội dung

Công việc của người sáng tạo nội dung còn được mở rộng hơn ở việc đảm nhận vai trò chỉnh sửa và tối ưu nội dung sau khi được xuất bản. Việc chỉnh sửa giúp nâng cao chất lượng nội dung, thân thiện, phù hợp với người dùng.

Tiếp thị nội dung

Có khá nhiều hình thức được sử dụng trong tiếp thị nội dung, việc quan trọng là làm sao để lựa chọn được những kênh tiếp thị phù hợp với nội dung đã sản xuất. Có thể dùng các hình thức như SEO, Social Media, Email Marketing,...

Content Creator cho người mới bắt đầu

Xác định đam mê và đối tượng: Bạn thích gì? Bạn muốn chia sẻ điều gì với mọi người? Hãy tìm hiểu xem ai là đối tượng bạn muốn hướng đến.

Chọn nền tảng thực hành: Có rất nhiều nền tảng để bạn lựa chọn như YouTube, TikTok, Instagram, Facebook,... Mỗi nền tảng đều có những đặc điểm riêng, hãy chọn nền tảng phù hợp với nội dung của bạn.

Sáng tạo nội dung chất lượng: Nội dung của bạn phải hấp dẫn, độc đáo và mang tính giải trí cao. Hãy đầu tư vào chất lượng hình ảnh, âm thanh và nội dung.

Xây dựng thương hiệu cá nhân: Xây dựng thương hiệu cá nhân chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong làm Content Creator.

Một số ý tưởng nội dung cho người mới bắt đầu:

  • Chia sẻ kinh nghiệm: Bạn có thể chia sẻ những kinh nghiệm của mình về một lĩnh vực nào đó mà bạn am hiểu.
  • Review sản phẩm: Nếu bạn thích trải nghiệm các sản phẩm mới, hãy chia sẻ những đánh giá của mình.
  • Tạo các video hướng dẫn: Bạn có thể dạy mọi người làm những điều mới mẻ.
  • Chia sẻ những câu chuyện cuộc sống: Những câu chuyện chân thật luôn thu hút người xem.
  • Làm các video hài hước trên các nền tảng số ngắn: Tạo ra những video vui nhộn, hoặc đu trend trên các nền tảng như Tiktok, Youtube Short.

Các kỹ năng quan trọng nhất của Content Creator

Sáng tạo nội dung là một ngành mới tuy nhiên chúng không hề kén người làm. Chỉ cần bạn có một số kỹ năng sau thì đã có thể làm được công việc này rồi!

Các kỹ năng quan trọng nhất của Content Creator

Kỹ năng cần có Content Creator là gì?

Kỹ năng đọc - viết ngôn ngữ

Đọc - viết chính là kỹ năng cơ bản và cần thiết nhất của Content Creator. Kỹ năng này giúp bạn thể hiện được thông điệp muốn truyền tải đến người xem. Một người có kỹ năng đọc tốt sẽ truyền tải ý tưởng một cách rõ ràng và dễ hiểu. Do đó, bạn cần phải thường xuyên đọc sách ở nhiều thể loại và thử sức với nhiều phong cách viết khác nhau. 

Kỹ năng quan sát

Kỹ năng quan sát đơn giản là có một góc nhìn đa chiều, có khả năng phân tích vấn đề để chắt lọc thành những thông tin hữu ích. Bên cạnh đó, kỹ năng phân tích cũng cần có tư duy logic cao và sự kiên trì. 

Kỹ năng tư duy hình ảnh

Việc thể hiện được ý tưởng nhưng không thể phác họa được ý tưởng đó là một thiếu soát vô cùng lớn của một Content Creator. Bởi vì nội dung của bạn sẽ bị thiếu đi sự thu hút đáng kể. 

Ngoài ra, 90% nội dung sẽ được người dùng tiếp nhận bằng hình ảnh, giả sử như hình ảnh bạn tạo ra quá đơn điệu, quá nhàm chán thì khả năng tiếp cận được với người xem là vô cùng thấp. Do đó, tư duy thẩm mỹ tốt là điều rất quan trọng đối với Content Creator. 

Kỹ năng sáng tạo

Sáng tạo là một kỹ năng mà chúng ta có thể rèn luyện được. Bước đầu tiên để cải thiện được kỹ năng sáng tạo chính là cải thiện những thứ đã có sẵn trở thành một phiên bản độc đáo, mới lạ hơn. Do đó, Content Creator cần xem, nghe, đọc nhiều hơn để trau dồi kỹ năng này. 

Chỉ cần bạn cố gắng thực hiện chúng thường xuyên theo một cách kỹ lưỡng, bạn sẽ cảm nhận được sự hiệu quả sau một thời gian. 

Xem thêm: Content Direction Là Gì? 8 Bước Xây Dựng Content Direction

Hành trình trở thành Content Creator

Để trở thành Content Creator chuyên nghiệp đòi hỏi bạn phải thật kiên trì và không ngừng học hỏi.

Thường xuyên cập nhập thông tin 

Cập nhập thông tin liên tục là điều vô cùng cần thiết đối với người làm sáng tạo. Việc này mang đến cho Content Creator đa dạng các ý tưởng, kiến thức trở nên rộng mở và phong phú trong mọi lĩnh vực.

Hành trình trở thành Content Creator

Cập nhập thông tin thường xuyên và nhanh chóng là điều quan trọng nhưng bạn phải chọn lọc thông tin một cách cẩn thận. Content Creator nên tiếp cận thông tin dưới góc nhìn tích cực. Vì điều này có thể giúp ích rất nhiều trong quá trình nghiên cứu của bạn.

Thường xuyên sản xuất nội dung dưới nhiều hình thức

Làm sáng tạo nếu chỉ dừng ở việc đưa ra ý tưởng thì chưa đủ. Content Creator cần có khả năng truyền tải những thông điệp mình muốn gửi gắm đến người xem một cách hấp dẫn. Nếu như bạn chỉ vừa tìm hiểu về sáng tạo nội dung thì bạn có thể bắt đầu ý tưởng của mình bằng chữ, sau đó là dùng hình ảnh, âm thanh và video. Nếu đã dần quen với các hình thức này, bạn cũng có thể lồng ghép với các yếu tố khác để thu hút người xem.

Đặt câu hỏi thường xuyên

Để ý tưởng hoàn thiện nhất có thể, Content Creator cần đưa ra các câu hỏi để được giải đáp, không nên dừng lại ở các quan điểm của bản thân. Bởi vì việc này có thể làm giới hạn sự sáng tạo của nội dung. Một số câu hỏi Content Creator nên đặt ra là:

  • Khách hàng mục tiêu là ai?
  • Hình thức tiếp cận là gì?
  • Chủ đề có hấp dẫn chưa?
  • Mặt tích cực và tiêu cực của chủ đề là gì?

Học cách sử dụng các công cụ

Sáng tạo nội dung không đơn thuần là dừng lại ở việc viết. Ngày nay, hình thức sáng tạo được mở rộng một cách phong phú như hình ảnh, âm thanh, video,... Vì vậy, Content Creator cần sử dụng được các công cụ như Photoshop, Premiere,... để thể hiện ý tưởng của mình.

Chọn nền tảng phù hợp

Việc lựa chọn nền tảng để xuất bản nội dung là đều rất quan trọng. Vì từng nền tảng sẽ có những đối tượng người dùng khác nhau, bạn cần phân tích rõ khách hàng của mình là ai trước khi chọn nền tảng đăng tải nội dung. 

Phân biệt Content Creator, Copywriter và Content Writer 

Nếu như Content Creator và Content Writer là người tạo ra các nội dung mang tính hữu ích cho người xem thì Copywriter sẽ tạo ra nội dung để thuyết phục cũng như thúc đẩy người xem mua hàng. 

Content Creator có thể sản xuất nội dung dưới dạng văn bản, hình ảnh, video, âm thanh. Còn đối với Content Writer và Copywriter, họ sẽ sản xuất nội dung dưới dạng văn bản và Copywriter sẽ tạo ra những văn bản ngắn gọn hơn. 

Content Creator có thể sử dụng bất kỳ kênh nào để phân phối nội dung. Nhưng đối với Content Writer thì sẽ phân phối chủ yếu qua website, blog, mạng xã hội, email và newsletter. Ngoài ra, Copywriter sẽ có phạm vi phân phối khá hẹp như các ấn phẩm, quảng cáo.

Phân biệt Content Creator, Copywriter và Content Writer 

Content Creator sẽ làm việc ở đâu?

Nếu có định hướng làm Content Creator, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm được vị trí này tại một công ty bất kỳ như các agency, công ty về thời trang, ẩm thực,... Người làm sáng tạo nội dung vẫn có thể trở thành freelancer trong lĩnh vực mà họ theo đuổi qua các nền tảng như TikTok, Facebook, Instagram,...

Lộ trình thăng tiến của Content Creator

Hiện nay, thị trường việc làm Content Creator cạnh tranh khá khốc liệt. Sau đây là các cấp bậc cơ bản trong Content Creation:

Content Intern - Thực tập sinh Content: Đây là vị trí dành cho các bạn sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp. Vị trí này thường đòi hỏi các bạn phải có tinh thần học tập tự giác.

Content Creator Fresher - Nhân viên chính thức: Đây là vị trí của các bạn vừa mới tốt nghiệp, chưa có nhiều kinh nghiệm. Tùy theo phương pháp đào tạo của doanh nghiệp, bạn sẽ phải trải qua quá trình học hỏi trong một khoảng thời gian để bắt đầu công việc một cách độc lập.

Content Creator Senior - Chuyên viên: Để ứng tuyển vào vị trí này bạn cần có ít nhất 2 - 3 năm kinh nghiệm.

Lead of Content - trưởng phòng: Vị trí này yêu cầu 5 - 6 năm kinh nghiệm làm việc với khả năng nắm bắt và đưa ra các chiến lược tiếp thị nội dung hợp lý. 

Lời kết

Content Creator là một nghề đang trở thành xu hướng hiện nay, hy vọng với những thông tin trong bài viết trên của Kiến Thức SEO có thể giúp bạn hiểu Content Creator là gì và các công việc liên quan đến nghề sáng tạo nội dung này. Theo dõi Kiến Thức SEO để xem thêm kiến thức hay về Marketing nhé!

Dịch vụ seo