Những năm gần đây, Content Writer là một ngành trở nên phổ biến trước sự phát triển của Internet và nhu cầu của các doanh nghiệp. Do đó, ngày càng có nhiều người mong muốn trở thành một Content Writer giỏi. Vậy Content Writer là gì? Kỹ năng của Content Writer có rộng không? Mời bạn đọc nội dung dưới đây để tìm được câu trả lời.
Content Writer là gì?
Content Writer (người viết nội dung) là người chuyên viết nội dung bằng văn bản cho các kênh truyền thông của doanh nghiệp chủ yếu trên nền tảng kỹ thuật số. Nhằm mang lại nội dung có giá trị hữu ích, phục vụ nhu cầu tìm kiếm của người dùng.
Nhiệm vụ chính của Content Writer là tạo ra những nội dung trên website, ấn phẩm để quảng cáo xung quanh một chủ đề nhằm giải quyết vấn đề cho người dùng. Những thông tin khi viết sẽ phải tuân theo những gì doanh nghiệp đặt ra, nội dung do họ viết sẽ không tập trung vào hàng hóa, giới thiệu sản phẩm.
Một nội dung do người sáng tạo viết ra càng thu hút được nhiều người dùng thì sẽ chứng minh được mức độ thành công của nội dung đó. Đây là công việc đòi hỏi người sáng tạo phải có kiến thực về lĩnh vực và một số kỹ năng của Content Writer.
Công việc của Content Writer là gì?
Công việc chính của những người làm nghề này chính là nghiên cứu những chủ đề có liên quan đến lĩnh vực mà họ đang làm. Họ đảm nhận từ việc lên từ khóa, đề xuất ý tưởng cho đến sản xuất nội dung và xuất bản để cho ra một sản phẩm thu hút được sự quan tâm của khách hàng.
Sau đây là một số công việc cụ thể của Content Writer:
- Lên kịch bản cho một ý tưởng
- Đọc và sửa nội dung nếu có sai sót
- Gửi nội dung đến người có thẩm quyền chỉnh sửa trước khi phê duyệt
- Phối hợp với các bộ phận liên quan để phác họa nội dung
- Nghiên cứu từ khóa cho chiến lượt SEO nhằm tăng traffic website
- Cập nhập nội dung trên website, xuất bản nội dung trên các nền tảng của công ty
Kỹ năng cần có của Content Writer là gì?
Nếu bạn đang có ý định trở thành một Content Writer tài năng thì đây là một số kỹ năng của Content Writer mà bạn cần có:
Đam mê viết lách
Yếu tố đầu tiên cần phải có của một nhà sáng tạo là sở thích viết của họ. Nghề viết đôi khi sẽ yêu cầu rất khắt khe trong việc phải có đam mê với những con chữ thì mới có thể gắn bó lâu dài cùng với nghề. Nếu bạn không có sở thích viết lách, bạn sẽ nhanh chóng có cảm giác chán nản sau một vài ngày bắt đầu.
Kiến thức nền tảng về Content
Với sự phát triển của internet, có khá nhiều sự lựa chọn để bạn có thể tìm hiểu về kiến thức cần học của vị trí này. Bạn có thể trang bị kiến thức và kỹ năng từ một số nguồn như sách, blog, hoặc các báo. Nhưng để nhanh nhất và học hỏi có hệ thống thì bạn có thể tham gia các buổi hội thảo hay khóa học chuyên sâu về content.
Đây sẽ là cách giúp bạn vừa học đi đôi với hành hiệu quả nhất, giúp phát triển kiến thức cũng như tay nghề bạn đáng kinh ngạt đấy.
Thực hành viết
Theo nghiên cứu thì cần 10.000 giờ luyện tập thì bạn mới có thể trở thành chuyên gia trong lĩnh vực nào đó.
Vậy nên hãy luyện viết mỗi ngày. Có nhiều cách để bạn có thể mài bút như viết blog, viết nhật kí hay viết review sách, phim ảnh,... Hãy đơn giản là viết ra bất cứ thứ gì bạn quan tâm và yêu thích. Tập đào sâu vào một chủ đề để thu được thật nhiều kiến thức và kỹ năng liên quan.
Luyện tập viết nhiều sẽ giúp bạn có một tư duy tốt về nội dung. Chúng cũng giúp bạn rèn luyện được kỹ năng sử dụng từ ngữ một cách phù hợp và chuyên nghiệp. Dần dần, bạn sẽ có thể viết đa dạng các nội dung dù chúng đang ở lĩnh vực nào.
Tư duy sáng tạo
Tư duy sáng tạo là vấn đề mấu chốt quyết định nội dung của bạn có thật sự tạo nên ấn tượng trước người dùng hay không. Để luyện tập được kỹ năng này bạn cần duy trì thói quen đọc sách, quan sát sự vật sự việc và ghi chép lại một cách thật tỷ mỉ. Bên cạnh đó Content Writer cần phải luôn cập nhập kiến thức hàng ngày hàng giờ để nội dung của bạn không bị lạ hậu trong mắc người đọc.
Phân loại các công việc của Content Writer
Đối với những Content Writer mới vào nghề, việc có một quy trình tạo nội dung chuẩn chỉ và hiệu quả là điều cần thiết. Dưới đây là một hướng dẫn đơn giản, từng bước để giúp bạn dễ dàng tạo ra nội dung chất lượng cao:
Lựa chọn và nghiên cứu chủ đề
Lựa chọn chủ đề phù hợp sau đó nghiên cứu chủ đề đó thật kỹ bao gồm: sở thích của đối tượng mục tiêu và nội dung nhắm đến. Khám phá các nguồn uy tín, chẳng hạn như các ấn phẩm trong ngành, tài liệu nghiên cứu và các trang web đáng tin cậy để đảm bảo tính chính xác cho nội dung của bạn.
Lên dàn ý và cấu trúc
Bạn nên tạo một phác thảo ra cho mình nội dung lộ trình rõ ràng của bài viết. Sắp xếp các điểm chính và chủ đề phụ của bạn theo trình tự hợp lý. Cân nhắc sử dụng tiêu đề chính và tiêu đề phụ để chia nhỏ nội dung và làm cho nội dung đó dễ nhận diện và thân thiện với người đọc hơn.
Viết
Khi bạn đã có dàn bài, lúc này bạn bắt đầu viết nội dung. Bạn nên viết với văn phong tích cực, sử dụng các câu rõ ràng và súc tích. Duy trì giọng điệu trò chuyện để thu hút độc giả và làm cho nội dung trở nên dễ hiểu hơn. Tập trung vào việc cung cấp thông tin có giá trị, chi tiết và giải quyết các nhu cầu của người đọc.
Chỉnh sửa
Sau khi hoàn thành bản nháp ban đầu, hãy dành thời gian để xem xét và chỉnh sửa đổi nội dung của bạn. Kiểm tra lỗi ngữ pháp, chính tả và dấu câu. Đảm bảo sự rõ ràng và mạch lạc của văn bản. Cắt bỏ mọi thông tin thừa hoặc thông tin lặp đi lặp lại không cần thiết. Đọc to nội dung của bạn để xác định bất kỳ cách diễn đạt khó hiểu nào hoặc những điểm cần cải thiện.
Kết hợp các kỹ thuật SEO
Nếu nội dung của bạn dành cho các nền tảng trực tuyến, điều quan trọng là phải tối ưu hóa nội dung đó cho các công cụ tìm kiếm. Tiến hành nghiên cứu từ khóa và xác định các từ khóa và cụm từ có liên quan đến chủ đề của bạn. Hãy kết hợp các từ khóa này trong toàn bộ nội dung của bạn trong khi vẫn duy trì một giọng điệu tự nhiên.
Hiệu đính và hoàn thiện
Trước khi xuất bản hoặc gửi nội dung của bạn, hãy tiến hành đọc lại lần cuối để phát hiện bất kỳ lỗi chính tả nào còn sót lại. Chú ý đến định dạng, tính nhất quán và khả năng đọc tổng thể. Đảm bảo rằng nội dung của bạn tuân thủ bất kỳ nguyên tắc hoặc yêu cầu cụ thể nào do nền tảng hoặc khách hàng đặt ra.
Phân biệt Content Writer, Copywriter và Content Creator
Content Writer: Đa số thiên về văn bản, có thể dùng storytelling để nhắc đến doanh nghiệp, sản phẩm hoặc một thương hiệu. Mục đích là để truyền tải thông tin thu hút đọc giả. Những bài viết này thường sẽ có nội dung dài như sách, mô tả sản phẩm.
Copywriter: Những nội dung này sẽ hướng đến mục tiêu bán được sản phẩm dịch vụ. Nội dung sẽ nhắc đến một sản phẩn cụ thể nào đó nhằm thúc đẩy mục tiêu mua hàng của khách hàng. Tuy nhiên, trước đây copywriter là các ấn phẩm quảng cáo nhưng sau này chúng dần được chuyển sang xây dựng website. Các dạng nội dung của Copywriter mà chúng ta thường gặp là tên sản phẩm, thương hiệu, kịch bản, logo,...
Content Creator: Đây là vị trí làm việc rất đa dạng tại nhiều lĩnh họ có thể đóng góp nhiều nội dung ở mọi thể loại để hướng đến mục đích cuối cùng. Các sản phẩm của vị trí này thường là: tin tức, hình ảnh, âm thanh,..
Xem thêm: Content Creator Là Gì? Người Sáng Tạo Nội Dung Cần Có Kỹ Năng Gì?
Yêu cầu cơ bản để trở thành Content Writer là gì?
Ngoài những kỹ năng đã kể trên, nếu bạn muốn gắn bó thật lâu với nghề viết, bạn phải có các yếu tố cơ bản sau:
- Kỹ năng tìm kiếm và nghiên cứu: Trước khi viết một chủ đề bất kỳ, bạn cần nghiên cứu thật kỹ lưỡng. Đây có thể là khách hàng mục tiêu, đối thủ cạnh tranh, chủ đề thông qua công cụ tìm kiếm hoặc sách báo.
- Kỹ năng viết: Trước khi viết hay, bạn cần viết đúng, đầy đủ thông tin cần thiết để mang lại nội dung thật chất lượng nhằm thu hút khách hàng. Từ đó có được sự tin tưởng của khách hàng và tăng độ uy tín cho bài viết. Bên cạnh đó, người viết cần có văn phong đa dạng để tránh sự nhàm chán cho người đọc.
- Có kiến thức cơ bản về SEO: Nếu có kiến thức SEO, bài viết của bạn sẽ được tối ưu và chạm gần hơn đối với khách hàng mà doanh nghiệp hướng đến.
Kỹ năng quản lý thời gian: Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng khi làm một người viết nội dung. Sắp xếp thời gian hợp lý sẽ giúp bạn làm việc thật khoa học và hợp lý.Thành thạo công cụ: Bạn cần dùng thành thạo các công cụ liên quan đến viết như Google Search Console, Google Keyword Planner,... để thuận tiện trong việc nghiên cứu từ khóa và phân tích các chỉ số của bài viết.
Xem thêm: Content là gì? Phân biệt Content SEO và Content Marketing
Cơ hội việc làm của Content Writer
Hiện nay có khá nhiều doanh nghiệp tuyển dụng vị trí Content Writer trên thị trường, cụ thể như:
Làm việc ở Agency
Tại Agency, Content đóng vai trò quyết định bởi vì đây là nơi chuyên cung cấp nhiều dịch vụ truyền thông với các dự án có năng suất cao. Do đó nhu cầu tìm kiếm nhân lực luôn dồi dào. Tuy nhiên, để có thể làm việc tại đây, bạn phải là người có kinh nghiệm trong mảng này.
Làm việc ở Client
Khi trở thành một Content Writer tại Client, ngoài trao dồi kỹ năng viết, bạn còn học được nhiều kỹ năng bổ trợ khác. Client tập trung đến hoạt động đáp ứng cho quá trình quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp. Bạn sẽ được nghiên cứu, tiến hành triển khai nội dung, đánh giá hiệu quả và quản lý đội nhóm.
Trở thành Freelancer
Freelancer đang trở thành "cơn sốt" trong cộng đồng giới trẻ hiện nay bởi tính chất thoải mái, không áp lực của nó. Khi trở thành Freelancer, bạn có thể làm việc một mình hoặc làm việc với một nhóm người để gia tăng hiệu quả công việc. Tuy nhiên, đây là một nghề đòi hỏi người làm phải có tính chuyên môn vững và có đầy đủ các kỹ năng cần thiết.
Lời kết
Trong bài viết này Kiến Thức SEO đã nêu rõ Content Writer là gì và các kỹ năng của Content Writer. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết bạn sẽ có một cái nhìn tổng quát về nghề sáng tạo nội dung. Theo dõi Kiến Thức SEO để xem thêm nhiều kiến thức Marketing hay nhé!