X

Crawling là gì? Vì sao Crawling lại quan trọng trong SEO

Crawling là thuật ngữ thường gặp trong quá trình tối ưu SEO cho website. Thuật ngữ này quan trọng trong SEO rất nhiều. Trong bài viết này hãy cùng Kiến Thức SEO tìm hiểu về khái niệm, cách hoạt động và cách tối ưu như thế nào nhé.

Khái niệm Crawling là gì?

Crawling hay còn gọi là thu thập thông tin là một quá trình quan trọng trong SEO. Đây là cách các công cụ tìm kiếm, mà tiêu biểu là Google, sử dụng các "Googlebot" (hay còn gọi là Web Crawler, Spider...) để khám phá nội dung mới và cập nhật trên internet.

Những con bot này sẽ "lần mò" theo các đường link để tìm kiếm các trang web, hình ảnh, video, tài liệu PDF và nhiều định dạng khác. Mục đích của quá trình Crawling này là để công cụ tìm kiếm có thể lập chỉ mục nội dung, giúp người dùng tìm thấy thông tin cần khi họ tìm kiếm.

Web Crawler hoạt động như thế nào?

Quá trình này bắt đầu khi Web Crawler đọc tệp robots.txt của trang web. Tệp này giống như một "bản đồ" cho biết những khu vực nào của trang web mà bot được phép hoặc không được phép truy cập. Trong tệp robots.txt thường có chứa thông tin về sitemap (sơ đồ trang web), đây là danh sách các URL (đường dẫn) mà các công cụ tìm kiếm có thể thu thập dữ liệu.

Để có thể bao quát hết thông tin của Internet, Web Crawler sẽ bắt đầu từ một danh sách các trang web đã biết và sau đó lần theo các hyperlink từ trang này sang trang khác. Những URL mới phát hiện sẽ được thêm vào một "hàng đợi" để có thể được lập chỉ mục trong một khoảng thời gian. Nhờ quá trình này mà Web Crawler có thể tìm thấy và lập chỉ mục hầu hết mọi trang web.

Tại sao Crawling lại quan trọng trong SEO?

Đầu tiên Web Crawler hoạt động như những "người thu thập thông tin" không ngừng nghỉ. Chúng sẽ đi theo các liên kết trên internet để tìm kiếm và khám phá các trang web mới, sau đó tải nội dung về để lập chỉ mục. Công cụ tìm kiếm sẽ dựa vào dữ liệu này để hiểu nội dung trang web của bạn.

Nếu Bot Crawler không thể tiếp cận trang web, thì trang đó sẽ không có cơ hội được index và xuất hiện trên kết quả tìm kiếm. Điều này có nghĩa là trang web của bạn sẽ trở nên vô hình với người dùng. Crawling ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tối ưu thứ hạng từ khóa.

Nếu bạn tối ưu SEO tốt nhưng trang web không được Crawler thu thập, mọi nỗ lực của bạn đều trở nên vô nghĩa. Điều này lý giải vì sao Crawler là một yếu tố quan trọng mà Kiến Thức SEO luôn ưu tiên hàng đầu tối ưu cấu trúc tốt nhất có thể.

Phân biệt khác nhau giữa Crawl Bugdet và Crawl Efficacy

Crawl Budget hay còn gọi là ngân sách thu thập dữ liệu, là số lượng URL mà Googlebot có thể và muốn thu thập dữ liệu trong một khoảng thời gian nhất định cho một trang web cụ thể. Nói một cách đơn giản, nó giống như "hạn mức" mà Google dành cho trang web của bạn.

Khác với Crawl BudgetCrawl Efficacy (hiệu quả thu thập dữ liệu) lại tập trung vào chất lượng. Đây là khoảng thời gian từ khi bạn xuất bản hoặc cập nhật một trang web quan trọng cho đến lần Googlebot ghé thăm tiếp theo. Đó là tốc độ Google phát hiện và thu thập dữ liệu mới hoặc thay đổi trên trang web của bạn.

Trong đó Crawl Budget là "lượng", Crawl Efficacy là "chất". Thay vì cố gắng tăng số lượng Crawl một cách vô nghĩa, bạn nên tập trung vào tối ưu Crawl Efficacy. Từ đó, bạn sẽ cải thiện được hiệu quả SEO, giúp nội dung của mình tiếp cận được với nhiều người dùng hơn và các công cụ tìm kiếm.

Hướng dẫn tối ưu Crawl Budget cho website

Để đảm bảo Googlebot ưu tiên Crawling những trang quan trọng, mang lại giá trị SEO cao. Dưới đây là những hướng dẫn cụ thể:

Tối ưu tài nguyên trang web

Sử dụng ít tài nguyên nhất có thể để mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng. Điều này có nghĩa là bạn nên tối ưu hóa hình ảnh, JavaScript, CSS và các tài nguyên khác. Khi trang web cần ít tài nguyên hơn để hiển thị, Googlebot sẽ tốn ít Crawl Budget hơn để render trang. Bạn nên nén các file, sử dụng các định dạng ảnh tối ưu và hạn chế các plugin không cần thiết.

Cân nhắc việc lưu trữ tài nguyên

Việc lưu trữ tài nguyên trên một tên miền khác (CDN hoặc Subdomain) được khuyến nghị để chuyển gánh nặng Crawl sang máy chủ khác. Tuy nhiên, việc kết nối đến một tên miền khác có thể làm chậm tốc độ tải trang.

Do đó, Kiến Thức SEO không khuyến nghị áp dụng chiến lược này đối với các tài nguyên quan trọng như JavaScript hoặc CSS. Nhưng đối với các tài nguyên lớn, nhưng có thể áp dụng cho video, ảnh hoặc file tải xuống.

Quản lý Crawl tài nguyên Media

Các tài nguyên đa phương tiện (hình ảnh, video) cũng tiêu tốn Crawl Budget khi Googlebot-Image hoặc Googlebot-Video thu thập dữ liệu. Luôn cần phải đảm bảo tối ưu hóa về kích thước, định dạng để những các Bot này có thể quét một cách nhanh hơn và tiết kiệm chi phí hơn.

Không chặn Robots.txt

Mặc dù Robots.txt giúp bạn kiểm soát quá trình Crawling, việc chặn các tài nguyên quan trọng (JavaScript, CSS) có thể gây khó khăn cho Googlebot trong việc render trang. Nếu Googlebot không thể truy cập các tài nguyên cần thiết, trang web của bạn có thể không được index hoặc xếp hạng đúng cách.

Lời kết

Tóm lại khái niệm Crawling là gì đã được Kiến Thức SEO giải đáp trong bài viết này. Qua đó cũng chia sẻ cho các bạn cách để tối ưu ngân sách Crawl cho website, giúp bot của các công cụ tìm kiếm tìm thấy và xếp hạng nội dung cho website của chúng ta tốt hơn.