X

Sitemap là gì? Cách tạo và khai báo Sitemap cho Website hiệu quả

Sitemap là gì? Tại sao Sitemap lại quan trọng đối với một website. Đây chắc hẳn là câu hỏi của rất nhiều người mới khi bắt đầu làm SEO. Vậy làm sao để khai báo nó với Google hãy cùng Kiến Thức SEO tìm hiểu trong bài viết này.

Sitemap là gì?

Sitemap là một "bản đồ" chứa danh sách các URL trên website. Nó giúp các công cụ tìm kiếm như Google dễ dàng khám phá thu thập dữ liệu và index nội dung trên website một cách nhanh chóng từ đó giúp website của bạn dễ dàng xuất hiện trên các công cụ tìm kiếm.

Các loại Sitemap phổ biến

Hiện nay, sitemap có nhiều loại khác nhau, và mỗi loại phục vụ cho một mục đích cụ thể, chúng ta hãy cùng xem qua các loại như sau:
  • Sitemap XML: Được dùng nhiều nhất, chứa danh sách URL và thông tin bổ sung như tần suất cập nhật, mức độ ưu tiên của các trang.
  • Sitemap HTML: Bản đồ được thiết kế để người dùng có thể dễ dàng điều hướng website.
  • Sitemap video: Cung cấp thông tin về nội dung video trên website.
  • Sitemap hình ảnh: Chứa danh sách các hình ảnh trên website, giúp chúng được index hiệu quả hơn.

Các thuộc tính của Sitmap XML

Sitemap XML không chỉ là danh sách URL mà còn bao gồm các thuộc tính bổ sung để cung cấp thông tin chi tiết cho công cụ tìm kiếm. Dưới đây là những thuộc tính quan trọng mà bạn cần biết khi tạo sitemap XML:

<loc> - Đường dẫn URL của trang

Thuộc tính <loc> là yếu tố bắt buộc trong sitemap XML, dùng để chỉ định đường dẫn URL của từng trang trên website

<lastmod> - Thời gian cập nhật lần cuối

Thuộc tính <lastmod> cho biết thời điểm nội dung trên URL đó được chỉnh sửa lần cuối. Điều này giúp công cụ tìm kiếm biết được các trang nào mới cần được index lại.

<changefreq> - Tần suất cập nhật nội dung

Thuộc tính này cho công cụ tìm kiếm biết URL được cập nhật thường xuyên như thế nào. Một số giá trị phổ biến:

  • always - Nội dung thay đổi liên tục
  • daily - Cập nhật hàng ngày.
  • weekly - Cập nhật hàng tuần.
  • monthly - Cập nhật mỗi tháng.

<priority> - Mức độ ưu tiên của URL

Mức độ ưu tiên giúp bạn xác định URL nào quan trọng hơn trên website, với giá trị từ 0.0 (thấp nhất) đến 1.0 (cao nhất). Lưu ý rằng công cụ tìm kiếm có thể không luôn tuân theo thuộc tính này, nhưng nó vẫn có giá trị gợi ý.

Vai trò của Sitemap trong SEO là gì?

Sitemap được ví như là bản đồ của website. Không có sitemap thì các công cụ tìm kiếm phải mất nhiều thời gian hơn để khám phá và thu thập nội dung, thậm chí có thể bỏ sót những trang quan trọng.

Sitemap đóng vai trò như một chiếc la bàn, giúp các công cụ tìm kiếm khám phá website của bạn một cách nhanh chóng và chính xác. Nếu bạn vừa xuất bản một bài viết quan trọng, sitemap sẽ giúp Google tìm thấy nội dung này ngay lập tức thay vì phải chờ con bot thu thập tự động lục lọi.

Hướng dẫn tạo Sitemap XML cho website

Bạn đang băn khoăn làm thế nào để tạo sitemap? Đừng lo, Kiến Thức SEO sẽ hướng dẫn bạn từng bước để tạo sitemap cho website của mình.
 

Hướng dẫn tạo Sitemap cho website WordPress

Cài đặt plugin Yoast SEO hoặc Rank Math: Đây là các plugin hỗ trợ tạo sitemap tự động. 
 
 
Kích hoạt tính năng sitemap: Trong phần cài đặt plugin, bật tùy chọn sitemap XML. 
 
 
Kiểm tra sitemap: Truy cập URL dạng www.kienthucseo.net/sitemap.xml để kiểm tra.
 

Hướng dẫn tạo Sitemap XML bằng công cụ

Sử dụng trang XML-sitemaps.com. Truy cập vào trang này sau đó nhập URL website của bạn vào và trang sẽ tiến hành tạo sơ đồ sitemap cho bạn ngay lập tức.

Sử dụng công cụ Screaming Frog SEO Spider. Chỉ cần nhập URL website, công cụ sẽ tự động tạo sitemap cho bạn.

Cách kiểm tra Sitemap trong website

Kiểm tra sitemap là bước không thể thiếu sau khi tạo. Đây là cách mà Kiến Thức SEO thường làm:

Sử dụng Google Search Console:
  • Đăng nhập vào Google Search Console.
  • Chọn "Sơ đồ trang web" (Sitemaps).
  • Nhập URL sitemap của bạn và nhấn "Gửi".

Kiểm tra trực tiếp URL Sitemap: 
  • Mở trình duyệt và truy cập www.yourdomain.com/sitemap.xml.
  • Đảm bảo sitemap hiển thị đúng cấu trúc.

Hướng dẫn khai báo Sitemap trong Google Search Console

  • Đăng nhập vào Google Search Console.
  • Tìm phần "Sitemaps" trong menu bên trái.
  • Nhập URL sitemap (ví dụ: https://www.kienthucseo.net/sitemap.xml).
  • Nhấn "Gửi" và kiểm tra trạng thái.

Hướng dẫn khai báo Sitemap vào file Robots.txt

File Robots.txt là nơi hướng dẫn crawler của công cụ tìm kiếm về những phần nào của website được phép truy cập. Sau đây là các bước khai báo sitemap vào tệp Robots.txt:

Bước 1: Mở file robots.txt (nằm ở thư mục gốc của website).

Bước 2: Thêm dòng sau vào cuối file:

User-agent: *
Allow: /
Sitemap: https://www.kienthucseo.net/sitemap.xml

Bước 3: Lưu lại và kiểm tra bằng cách truy cập www.yourdomain.com/robots.txt.

Lời kết

Sitemap là một phần không thể thiếu để cải thiện hiệu suất SEO của website. Không chỉ giúp công cụ tìm kiếm dễ dàng hiểu và index nội dung, mà còn nâng cao khả năng hiển thị của bạn trên kết quả tìm kiếm. Qua bài viết này hi vọng bạn sẽ hiểu rõ hơn về sitemap và vận dụng nó tốt vào trong website của mình.