Trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt, các doanh nghiệp ra sức đầu tư vào việc thiết kế và SEO website, mục đích đưa website hiển thị trên công cụ tìm kiếm (Google). Website càng đứng ở thứ hạng càng cao thì tỉ lệ người dùng truy cập càng lớn. Vậy SEO là gì mà ngày càng được nhiều người kinh doanh quan tâm đến vậy? Lý do doanh nghiệp cần phải đầu tư vào SEO là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.
SEO là gì?
SEO là từ viết tắt của Search Engine Optimization - nghĩa là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, là tập hợp các giải pháp nhằm đưa website lên top cao của công cụ tìm kiếm. Các công việc của một người SEOer thực hiện để tối ưu hóa website: Keyword Research, SEO Onpage, SEO Offpage, SEO Content, SEO Technical.
Thông qua cách này giúp mang về cho website các lượt traffic chất lượng và miễn phí từ những công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo hay Bing...
SEO giúp tăng lượng traffic chất lượng cho website và cung cấp người dùng đang có nhu cầu và chủ động tìm hiểu về sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp, hay nói cách khác họ chính là những khách hàng tiềm năng của công ty, doanh nghiệp bạn.
Tìm hiểu về SEO cơ bản
SEO căn bản gồm như sau:
Đầu tiên, 4 yếu tố chính gồm:
- SEO Onpage.
- SEO Offpage.
- SEO Entity.
- Content SEO.
- Technical SEO.
Tuy nói đây là kiến thức căn bản nhưng hầu như quy trình làm SEO đều xoay quanh các yếu tố này thường xuyên cho nên chúng ta cần phải nắm vững các yếu tố này khi bắt tay vào làm.
Ngoài ra các trường phái SEO mà bạn nên biết gồm: SEO mũ trắng, SEO mũ xám và SEO mũ đen. Hiện nay SEO mũ trắng được đánh giá là SEO bền vững nhất trong các trường phái còn lại vì cách làm này tự nhiên, còn các trường phái còn lại thường SEO "không sạch" và Google không đánh giá cách làm SEO đó nên đôi khi website có thể bị cho vào danh sách đen.
Mục đích của SEO là gì?
Tất nhiên khi bạn đọc được bài viết này thì bạn cũng đang muốn biết mục đích của SEO để làm gì đúng không? Như đã trình về khái niệm "SEO là gì?" bên trên thì SEO giúp tối ưu hoá bộ máy tìm kiếm nhằm đưa website của bạn lên top. Đây là cách làm giúp tiết kiệm tài chính và bền vững nhất khi bạn muốn bán hàng hoặc quảng bá dịch vụ sản phẩm của bạn đến với mọi người thông qua các công cụ tìm kiếm.
Tiếp theo, SEO sẽ giúp tăng lưu lượng truy cập tự nhiên vào website từ đó gia tăng được khách hàng tiềm năng dành cho sản phẩm dịch vụ của công ty, doanh nghiệp của bạn.
Nâng cao uy tín và thương hiệu của bạn, lúc đó độ nhận diện cũng sẽ được tăng lên. Tiết kiệm được chi phí Marketing.
Gia tăng tỉ lệ chuyển đổi, SEO giúp tăng lượng truy cập chất lượng, từ đó thúc đẩy hành vi mua hàng và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi, dẫn đến doanh số bán hàng tăng trưởng.
Các loại hình SEO phổ biến
Hiện nay có rất nhiều loại hình SEO phổ biến và trong tương lại có thể sẽ có những loại hình mới được tạo ra, dưới đây là các loại hình SEO phổ biến mà bạn nên biết:
- SEO tổng thể
- SEO từ khoá
- SEO hình ảnh
- SEO video
- SEO địa phương (Local SEO)
- SEO Youtube
- SEO sàn thương mại điện tử
SEO tổng thể
SEO tổng thể tập trung tất cả toàn diện vào nhằm mục đích tăng thứ hạng cho website và bền vững trên công cụ tìm kiếm. Nhắm trực tiếp đến các đối tượng khách hàng khác nhau. Cách SEO giúp gia tăng đáng kể lượng truy cập và phù hợp với các doanh nghiệp muốn tiếp cận khách hàng tiềm năng đang có ý định tìm kiếm thông tin về dịch vụ, sản phẩm của mình.
SEO từ khoá
SEO từ khoá là đẩy mạnh và tập trung vào các từ khoá cụ thể, nhắm đến các mục tiêu các khách hàng cụ thể. Cách SEO từ khoá phù hợp cho các dịch vụ sản phẩm cụ thể đang muốn tiếp cận đến đúng khách hàng, đúng với mục đích tìm kiếm và nhu cầu của người dùng.
SEO hình ảnh
SEO hình ảnh là quá trình tối ưu hóa hình ảnh trong các bài viết, trong các dịch vụ sản phẩm hoặc bộ sưu tập ảnh trên website để giúp hình ảnh hiển thị tốt hơn trên kết quả tìm kiếm hình ảnh của các công cụ tìm kiếm. SEO hình ảnh bao gồm các công việc như lựa chọn hình ảnh chất lượng cao, tối ưu tên và thuộc tính ALT Text của hình ảnh, sử dụng các thẻ Meta, tối ưu kích thước, dung lượng hình ảnh hoặc vị trí ảnh.
SEO video
SEO video là cách SEO tối ưu hóa định dạng video trên các nền tảng như Google, Youtube... với mục tiêu xuất hiện ở vị trí top đầu trong kết quả của các công cụ tìm kiếm. Tương tự như SEO web, SEO video sử dụng các kỹ thuật giúp mang lại các lượng traffic tự nhiên, giúp video tiếp cận được nhiều người xem hơn.
SEO địa phương (Local SEO)
Local SEO hay SEO địa phương chủ yếu là tối ưu các sản phẩm kèm thèm vị trí tại các địa phương, tỉnh thành cụ thể giúp cho người dùng, khách hàng tại địa phương đó tiếp cận dịch vụ sản phẩm tốt hơn và nhanh hơn.
SEO Youtube
SEO youtube cũng giống như SEO Video với mục tiêu tương tự như SEO web, SEO video sử dụng các kỹ thuật giúp mang lại các lượng traffic tự nhiên, giúp video tiếp cận được nhiều người xem hơn.
SEO sàn thương mại điện tử
Loại hình SEO này tập trung vào các sản phẩm được bán trên sàn thương mại điện tử. Lượng sản phẩm đa dạng và khác nhau vì thế cần được tối ưu kỹ càng để giúp người dùng có thể tìm được sản phẩm phù hợp.
Vai trò của SEO trong Marketing
Vai trò của SEO trong Marketing Online rất quan trọng. Khi doanh nghiệp muốn quảng bá một sản phẩm, dịch vụ gì đó thì học cần phải bỏ ra rất nhiều chi phí cho Marketing. SEO là một cách Marketing hiệu quả trên các công cụ tìm kiếm vì lượng người dùng và khách hàng lớn nên việc SEO là điều
Giúp gia tăng tỷ lệ ROI (tỷ lệ lợi nhuận ròng thu được trên tổng chi phí đầu tư).
Giúp doanh nghiệp thu hút được lượng khách hàng tiềm năng, tăng khả năng chuyển đổi hiệu quả.
Khi website ngày càng được truy cập với số lượng lớn thì cũng đồng nghĩa với việc hình ảnh của thương hiệu ngày càng được nhiều người biết đến, gia tăng độ nhận diện trên thị trường.
Trong thời gian xây dựng SEO website cần đến nhiều chi phí nhưng khi thứ hạng đã ổn định thì SEO sẽ là giải pháp giúp tối ưu chi phí tiếp cận khách hàng.
Thông qua các công cụ hỗ trợ SEO giúp đo lường và lập báo cáo thì doanh nghiệp sẽ có cơ hội biết được chính xác đối tượng người quan tâm là ai, hành vi khách hàng như thế nào để có phương án cải thiện kinh doanh tốt hơn.
Xu hướng SEO mới nhất hiện nay
SEO là một lĩnh vực liên tục thay đổi, do đó việc cập nhật những xu hướng mới nhất là rất quan trọng để duy trì hiệu quả chiến lược SEO:
Voice Search
Với sự phát triển của trợ lý ảo như Google Assistant, Siri, Alexa,... ngày càng nhiều người sử dụng giọng nói để tìm kiếm thông tin. Điều này đòi hỏi bạn phải tối ưu website cho các truy vấn tìm kiếm bằng giọng nói, ví dụ như sử dụng ngôn ngữ tự nhiên, tập trung vào các câu hỏi thường gặp,...
Visual Search
Tìm kiếm trực quan cho phép người dùng tìm kiếm thông tin bằng hình ảnh. Google Lens và Pinterest Lens là những ví dụ điển hình cho công nghệ này. Để tận dụng xu hướng này, bạn cần tối ưu hình ảnh trên website, sử dụng tên file và thẻ alt chứa từ khóa, thêm dữ liệu schema markup,...
UI/UX
Google ngày càng chú trọng đến trải nghiệm người dùng UI/UX. Website có UI/UX tốt sẽ được đánh giá cao hơn trên SERP. Do đó, bạn cần đảm bảo website của bạn có giao diện thân thiện, dễ sử dụng, tốc độ tải trang nhanh,...
Content chất lượng cao
Content is King, nội dung chất lượng cao luôn là yếu tố quan trọng trong SEO. Google ưu tiên những website cung cấp nội dung hữu ích, đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của người dùng và được cập nhật thường xuyên.
Mobile-First Indexing
Từ năm 2015, Google đã áp dụng sử dụng thuật toán Mobile-First Indexing, Google sẽ ưu tiên nhiều hơn và xếp hạng phiên bản mobile của website. Do đó, bạn cần đảm bảo website của bạn có khả năng responsive và hiển thị tốt trên thiết bị di động.
E - E - A - T (Experience, Expertise, Authoritativeness, Trustworthiness)
E-E-A-T được viết tắt bao gồm:
- Experience (Trải nghiệm).
- Expertise (Chuyên môn).
- Authoritativeness (Thẩm quyền).
- Trustworthiness (Độ tin cậy).
Google hiện nay thường sẽ ưu tiên những website thể hiện được EEAT cao trong lĩnh vực của họ.
Công cụ tìm kiếm trong kỹ thuật SEO là gì?
Thực tế hiện nay có rất nhiều cách để bạn có thể thu hút các lượt traffic chất lượng: từ Social Media (như Facebook, Instagram…); trang báo ( có bài viết về bạn); từ lời giới thiệu của người khác; chạy quảng cáo và đặc biệt nhất là người dùng tìm kiếm từ các công cụ tìm kiếm.
Định nghĩa
Công cụ tìm kiếm hay còn gọi là Search Engine, là một hệ thống để người dùng truy cập và tìm kiếm bất kỳ thông tin gì. Một số công cụ tìm kiếm có thể kể đến như Google, Bing, Yahoo, Yandex..
Ví dụ, khi bạn truy cập vào Google, gõ vào thanh tìm kiếm như "Dịch vụ SEO" thì Google sẽ trả về cho bạn những kết quả chất lượng và liên quan nhất với từ khóa truy vấn.
Theo thống kê của Net Market Share năm 2019, Google Search chiếm hơn 70% tổng thị phần trên toàn thế giới và có hơn 2.4 nghìn tỷ lượt tìm kiếm mỗi năm thông qua Google, này có thể lý giải được vì sao Google hiện là công cụ quyền lực nhất.
Vai trò của công cụ tìm kiếm
Khi người dùng thực hiện hoạt động tìm kiếm, Google sẽ là nơi để bạn thao tác và trả về cho bạn những kết quả liên quan. Câu trả lời sẽ được hiển thị theo thứ tự trên trang kết quả SERPs. Website của bạn có thứ hạng càng cao, nghĩa là càng được Google đánh giá chất lượng tốt và liên quan nhất với truy vấn người dùng.
Vậy nên hiểu được đặc điểm và quá trình hoạt động của Google và các tiêu chí đánh giá website sẽ giúp người làm SEO định hướng tốt hơn cho chiến lượng phát triển website của mình. Biết được cụ thể các vấn đề của trang web để sửa chữa góp phần thúc đẩy nhanh quá trình đưa website lên top google bền vững hơn.
Tổng kết
Tóm lại, SEO là gì? SEO là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, là tập hợp các giải pháp nhằm đưa website lên top cao của công cụ tìm kiếm. Hy vọng qua bài viết này của Kiến Thức SEO bạn đã hiểu thực sự về SEO là gì và từ đó xây dựng và áp dụng SEO vào chiến lược kinh doanh của mình để mang lại hiệu quả kinh doanh tối ưu nhất.