Sitemap là gì? Tại sao Sitemap lại quan trọng đối với một website. Đây chắc hẳn là câu hỏi của rất nhiều người mới khi bắt đầu làm SEO. Vậy làm sao để khai báo nó với Google hãy cùng Kiến Thức SEO tìm hiểu trong bài viết này.
Sitemap là gì?
Sitemap là một bản đồ chi tiết của website. Nó liệt kê tất cả các trang quan trọng mà bạn muốn Google và các công cụ tìm kiếm khác biết đến. Thay vì phải mò mẫm từng ngóc ngách website của bạn, các con bot như Googlebot sẽ dựa vào Sitemap để nhanh chóng tìm thấy và lập chỉ mục (Index) các nội dung đó. Điều này giúp website của bạn được hiển thị trên kết quả tìm kiếm (SERPs) một cách dễ dàng hơn.
Các loại Sitemap thông dụng
Sitemap XML
Đây là loại Sitemap phổ biến nhất, được tạo bằng ngôn ngữ XML, có cấu trúc rõ ràng để các công cụ tìm kiếm dễ dàng đọc hiểu. Sitemap XML rất hữu ích cho SEO và làm tăng hiệu suất khi website mở rộng chủ đề nội dung nhằm giúp quá trình tìm kiếm và lập chỉ mục diễn ra nhanh chóng.
Sitemap HTML
Loại này dành cho người dùng, hiển thị danh sách các trang dưới dạng các liên kết. Sitemap HTML thường được đặt ở chân trang (footer) để người dùng dễ dàng điều hướng, trang Sitemap HTML thường liệt kê tất cả các danh mục có trong website.
Cấu trúc cơ bản của Sitemap XML
- <loc>http://www.example.com/</loc>
- <lastmod>1999-01-01</lastmod>
- <changefreq>monthly</changefreq>
- <priority>0.8</priority>
<loc> - Đường dẫn URL của trang
Thuộc tính <loc> là yếu tố bắt buộc trong sitemap XML, dùng để chỉ định đường dẫn URL của từng trang trên website
<lastmod> - Thời gian cập nhật lần cuối
Thuộc tính <lastmod> cho biết thời điểm nội dung trên URL đó được chỉnh sửa lần cuối. Điều này giúp công cụ tìm kiếm biết được các trang nào mới cần được index lại.
<changefreq> - Tần suất cập nhật nội dung
Thuộc tính này cho công cụ tìm kiếm biết URL được cập nhật thường xuyên như thế nào. Một số giá trị phổ biến:
- always - Nội dung thay đổi liên tục
- daily - Cập nhật hàng ngày.
- weekly - Cập nhật hàng tuần.
- monthly - Cập nhật mỗi tháng.
<priority> - Mức độ ưu tiên của URL
Mức độ ưu tiên giúp bạn xác định URL nào quan trọng hơn trên website, với giá trị từ 0.0 (thấp nhất) đến 1.0 (cao nhất). Lưu ý rằng công cụ tìm kiếm có thể không luôn tuân theo thuộc tính này, nhưng nó vẫn có giá trị gợi ý.
Tại sao Sitemap lại quan trọng trong SEO?
Sitemap đóng vai trò như một chiếc la bàn, giúp các công cụ tìm kiếm khám phá website của bạn một cách nhanh chóng và chính xác. Nếu bạn vừa xuất bản một bài viết quan trọng, Sitemap sẽ giúp Google tìm thấy nội dung này ngay lập tức thay vì phải chờ con bot thu thập tự động lục lọi.
Một website được lập chỉ mục đầy đủ là yếu tố then chốt để lên top Google. Nếu không có Sitemap, bot của công cụ tìm kiếm có thể bỏ sót một vài trang quan trọng, làm ảnh hưởng đến hiệu quả SEO.
Sitemap cũng giúp Google hiểu rõ hơn về cấu trúc website của bạn, cách các trang liên kết với nhau. Điều này giúp cải thiện thứ hạng SEO một cách đáng kể.
Bạn cứ tưởng tượng website của bạn là một thư viện lớn. Nếu không có danh mục sách, người đọc sẽ rất khó tìm được quyển sách mà họ muốn. Tương tự, sitemap chính là danh mục giúp Google dễ dàng tìm thấy nội dung mà bạn cung cấp.
Hướng dẫn tạo Sitemap XML cho website
Bạn đang băn khoăn làm thế nào để tạo sitemap? Đừng lo, Kiến Thức SEO sẽ hướng dẫn bạn từng bước để tạo sitemap cho website của mình.Hướng dẫn tạo Sitemap cho website WordPress
Cài đặt plugin Yoast SEO hoặc Rank Math: Đây là các plugin hỗ trợ tạo sitemap tự động.Hướng dẫn tạo Sitemap XML bằng công cụ
Sử dụng trang XML-sitemaps.com. Truy cập vào trang này sau đó nhập URL website của bạn vào và trang sẽ tiến hành tạo sơ đồ sitemap cho bạn ngay lập tức.
Sử dụng công cụ Screaming Frog SEO Spider. Chỉ cần nhập URL website, công cụ sẽ tự động tạo sitemap cho bạn.
Cách kiểm tra Sitemap trong website
Kiểm tra sitemap là bước không thể thiếu sau khi tạo. Đây là cách mà Kiến Thức SEO thường làm:
- Đăng nhập vào Google Search Console.
- Chọn "Sơ đồ trang web" (Sitemaps).
- Nhập URL sitemap của bạn và nhấn "Gửi".
- Mở trình duyệt và truy cập www.yourdomain.com/sitemap.xml.
- Đảm bảo sitemap hiển thị đúng cấu trúc.
Hướng dẫn khai báo Sitemap trong Google Search Console
- Đăng nhập vào Google Search Console.
- Tìm phần "Sitemaps" trong menu bên trái.
- Nhập URL sitemap (ví dụ: https://www.kienthucseo.net/sitemap.xml).
- Nhấn "Gửi" và kiểm tra trạng thái.
Hướng dẫn khai báo Sitemap vào file Robots.txt
File Robots.txt là nơi hướng dẫn crawler của công cụ tìm kiếm về những phần nào của website được phép truy cập. Sau đây là các bước khai báo sitemap vào tệp Robots.txt:
Bước 1: Mở file robots.txt (nằm ở thư mục gốc của website).
Bước 2: Thêm dòng sau vào cuối file:
User-agent: *Allow: /Sitemap: https://www.kienthucseo.net/sitemap.xml
Bước 3: Lưu lại và kiểm tra bằng cách truy cập www.yourdomain.com/robots.txt.
Có nên tách nhỏ Sitemap không?
Thực tế, việc một sitemap chứa quá nhiều URL (địa chỉ trang web) có thể gây ra một số vấn đề. Hãy tưởng tượng, bạn có một siêu thị lớn với hàng ngàn sản phẩm, nếu bạn chỉ có một bản đồ duy nhất thì việc tìm kiếm sẽ rất khó khăn, đúng không? Tương tự như vậy, một sitemap quá lớn có thể khiến các bot Google mất nhiều thời gian để thu thập dữ liệu, thậm chí bỏ sót một số trang quan trọng. Đó là lý do vì sao người ta sẽ nghĩ đến việc tối ưu sitemap bằng cách chia nhỏ ra.
Vì sao cần tách nhỏ Sitemap?
Không có một quy tắc cứng nhắc nào về việc khi nào bạn nên tách sitemap. Tuy nhiên, Kiến Thức SEO có thể đưa ra một số gợi ý dựa trên kinh nghiệm.
Website có số lượng trang lớn: Nếu website của bạn có hàng ngàn hoặc hàng chục nghìn trang, việc chia nhỏ sitemap XML là điều cần thiết.
Website có nhiều loại nội dung: Website có nhiều loại nội dung khác nhau (sản phẩm, blog, dịch vụ...) cũng nên sử dụng nhiều sitemap con để quản lý tốt hơn.
Bạn muốn kiểm soát thứ tự ưu tiên: Nếu bạn muốn Google chú trọng đến một số trang cụ thể, bạn nên tạo sitemap riêng cho những trang đó.
Tách nhỏ Sitemap như thế nào?
Tách nhỏ sitemap thành các Sitemap nhỏ bọc trong cấu trúc SitemapIndex. Chia đều các danh mục ra thành các Sitemap nhỏ, sau đó tiến hành thêm các Sitemap nhỏ đó vào Sitemap chính.
Ở Sitemap chính chúng ta chỉ cần khai báo cho Google thì ngay lập tức Google sẽ tự động phân phát các con bot cào sâu hơn vào các Sitemap đã được chia nhỏ ra. Các bạn có thể tham khảo qua mình bên dưới để hình dung cách tách nhỏ Sitemap mà Kiến Thức SEO đã áp dụng vào các dự án của mình.