CTR là gì? CTR ở mức bao nhiêu là tốt? 13 cách tối ưu CTR trong SEO


CTR là một chỉ số quen thuộc và quan trọng với các Marketer và quảng cáo. Vậy CTR là gì? CTR tăng một cách tự nhiên có phải là yếu tố giúp bot Google đánh giá cao trang web của bạn? Những vấn đề này sẽ được giải đáp trong nội dung sau đây, cùng tham khảo bài viết cùa Kienthucseo.net nhé!

CTR là gì?

CTR là viết tắt của Click Through Rate đây là chỉ số phản ánh tỷ lệ nhấp chuột của người dùng đối với trang web của bạn. Trong Facebook Ads và Google Ads, CTR thực hiện đo lường tỷ lệ số lần nhấp vào quảng cáo và số lần hiển thị của chính quảng cáo đó.

CTR là gì?

Trong SEO, CTR thể hiện tỷ lệ người dùng click vào đường liên kết trên tổng số lần liên kết này hiển thị.

Cách tính CTR

  • Cách tính CTR đối với SEO: CTR = (Tổng số lượt click vào đường liên kết)/(Tổng số lần xuất hiện)
  • Cách tính CTR đối với Adwords: CTR = (Tổng số lượt click vào quảng cáo)/(Tổng số lần xuất hiện)

Tại sao CTR quan trọng

Sự quan trọng của CTR là gì? Trên thực tế, CTR cực kỳ quan trọng với account vì nó là yếu tố tác động trực tiếp đến điểm chất lượng.

  • Điểm chất lượng mang tỷ lệ thuận so với tỷ lệ nhấp vào quảng cáo
  • Tỷ lệ click chuột cao dẫn đến điểm chất lượng cao.
  • Điểm chất lượng cho bạn cải thiện và duy trì vị trí Google Ads với mức chi phí thấp hơn.

Trong trường hợp quảng cáo của bạn có được truy vấn cao, đồng nghĩa với việc tỷ lệ click chuột cũng cao. Qua đó cho thấy, bạn đang hướng nội dung đến lượng lớn khách hàng tiềm năng với các ưu đãi của bạn.

Tỷ lệ CTR bao nhiêu là tốt?

CTR được đánh giá tốt hay xấu sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp và đối tượng. Vậy tỷ lệ CTR ở mức bao nhiêu là tốt? Trên thực tế, không có một con số cụ thể nào cho biết CTR nằm ở mức bao nhiêu là tốt. Bời vì, CTR trung bình sẽ dao động theo từng mặt hàng và các yếu tố khác, đặc biệt là vị trí hiển thị.

Các cách tối ưu CTR trong SEO

Chỉ số CTR trong SEO tương tự như các số liệu được tính toán khi quảng cáo PPC, thiết kế trang web theo tiêu chí SEO Onpage và email. SEO cho bạn biết lượng người dùng thấy kết quả tìm kiếm của bạn và lượng người click chuột vào trang.

Do đó, nếu link đến website hiển thị dưới hình thức kết quả của Google và 20% là lượng người nhìn thấy click chuột vào liên kết của website thì CTR tại trường hợp này là 20%.

Tất nhiên, website của bạn được xếp ở vị trí số 1 sẽ tốt hơn so với vị trí số 10. Vì CTR ở mỗi vị trí trong kết quả tìm kiếm sẽ có sự khác nhau. Sau đây là 13 cách giúp tăng CTR và Organic Traffic của website:

Nghiên cứu Long-tail keyword

Long tail keyword hay còn được gọi là từ khóa đuôi dài, mở rộng là một trong các phần quan trọng trong các chiến lược SEO. Việc nghiên cứu từ khóa dài và viết bài cho các từ khóa đó sẽ giúp tăng traffic website đáng kể. Từ khóa dài là cách để bạn hình thành nên phễu bán hàng vững chắc.

Ví dụ, khi một người dùng truy vấn từ khóa "những chiếc điện thoại tốt giá dưới 10 triệu" hay "những chiếc điện thoại màu đen". Lúc này, bạn sẽ thấy người dùng có nhu cầu mua một chiếc điện thoại có nhiều đặc điểm cụ thể hơn so với khi người dùng dử dụng từ khóa "điện thoại thông minh"

Viết Meta Description chuẩn SEO

Thẻ Meta Description hiển thị phần lớn trên trang kết quả tìm kiếm, nó sẽ cung cấp các thông tin hữu ích mà khách hàng truy cập tìm năng mong muốn khi click chuột vào link.

Nội dung Meta Description có chất lượng cao sẽ làm tăng tỷ lệ CTR rất lớn. Bời vì thẻ mô tả sẽ là cầu nối giữa website của bạn và khách hàng. Nếu không sử dụng thẻ mô tả, Google sẽ tự động lấy một nội dung bất kỳ trong bài viết của bạn.

Thực hiện dữ liệu có cấu trúc

Schema Markup - dữ liệu có cấu trúc chính là thành phần tạo nên các nội dung tương tác đa dạng. Hộp thông tin tương tác sẽ hiển thị ở tất cả kết quả tìm kiếm. Ngoài ra, bạn cũng có thể "lách luật" SEO nếu website của bạn đang có sơ đồ khớp với thuật toán Google đang tìm kiếm.

Đây là dấu hiệu tốt giúp Google nhận biết được hành động tìm kiếm được hiển thị theo hình thức nào. Bạn có thể bắt gặp những hộp thông tin thường hiển thị ở vị trí đầu của kết quả do Google trả về.

Thêm hình ảnh

Hình ảnh sẽ giúp tăng tương tác trên các nền tảng mạng xã hội. Do đó, nó sẽ mang lại nhiều giá trị cho nội dung nếu như tỷ lệ CTR của nó cao. Bạn không thể chèn 1000 từ vào trong bản xem trước hiển thị trên kết quả tìm kiếm nhưng bạn có thể sử dụng các hình ảnh.

Hiện nay, có hơn 90% những người làm Maketing đặt ra câu hỏi cho một nghiên cứu là: Họ thường sử dụng nội dung trực quan trong hơn 50% số bài báo đã được xuất bản trong hai năm 2018 và 2019.

Hình ảnh đóng vai trò quan trọng trong việc mang thông tin vào các hộp thông tin. Vì thế bạn nên đưa những hình ảnh gốc mang tính độc nhất và có liên quan vào nội dung của mình.

Dùng URL mô tả

URL trang web là nơi chứa những từ khóa dài, chúng sẽ xuất hiện ở bản xem trước liên kết với mục đích thu hút được người dùng click chuột vào. Các yếu tố như độ dài, danh mục URL và đường dẫn cũng ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả tìm kiếm.

Cách tối ưu CTR là gì?

Chính vì thế, khi đăng tải nội dung trên blog hoặc website, bạn nên phân loại chúng đúng cách. Việc này giúp tăng khả năng hiển thị của từ khóa cũng như khả năng xuất hiện của các công cụ tìm kiếm. Điều này sẽ giúp người dùng chỉ xem một sản phẩm, dịch vụ trong vô số lựa chọn.

Đơn giản định dạng tiêu đề

Các công cụ tìm kiếm sẽ nhìn thấy tiêu đề của bạn đầu tiên. Một tiêu đề có thể ngắt quãng, ngăn cách nếu bạn có sử dụng tên thương hiệu để làm nổi bật thương hiệu của mình. Tuy nhiên, việc này sẽ làm ảnh hưởng đến thứ hạng tìm kiếm.

Địa phương hóa nội dung

Thời gian qua, Google đã đặt sự quan tâm đặc biệt đến các yếu tố có sự tương thích với thiết bị di động. Vào năm 2011, tìm kiếm trên di động tăng nhanh chóng và trở thành hình thức tìm kiếm yêu thích của người dùng. Điều này tác động đến sự thay đổi trong cách hiển thị của các kết quả tìm kiếm.

Các nội dung bạn thực hiện tìm kiếm trên di động sẽ phụ thuộc vào vị trí của bạn. Trên thực tế, có một lượng lớn người dùng sẽ truy vấn các yếu tố đã được "địa phương hóa". Chính vì vậy, nếu muốn tăng CTR, bạn nên thực hiện "địa phương hóa" nội dung trên website của mình.

Vậy "địa phương hóa" trong CTR là gì? Ví dụ, người dùng có nhu cầu đặt trà sữa ở khách sạn Vị Biển có thể sẽ tìm kiếm "trà sữa" hay "trà sữa ở Vị Biển". Có nghĩa là, khi người dùng tìm kiếm những từ khóa có liên quan đến doanh nghiệp bạn đang điều hành, vị trí doanh nghiệp sẽ xuất hiện trên kết quả tìm kiếm và chuyển hướng người dùng đến Google Maps.

Các thông tin như: Website, thời gian hoạt động, số điện thoại, vị trí cũng sẽ hiển thị trên kết quả tìm kiếm.

Những bài đăng mang cấu trúc liệt kê

Những bài đăng mang cấu trúc dạng liệt kê vô cùng phổ biến ở BuzzFeed, Cracked, The Huffington. Tiêu đề của những bài này nên ở vị trí top 10, 20 sẽ tốt hơn so với top 8, 12.

Kiểm tra tiêu đề bài viết trên Social Media

Tiêu đề đóng vai trò quan trọng, vì vậy hãy thử nghiệm trước để có thể tìm được những tiêu đề tốt nhất có thể. Bạn có thể sử dụng CoSchedule trong việc phân tích tiêu đề. Social Media cũng là một nơi tuyệt vời để bạn thử nghiệm các tiêu đề.

Tiến hành chọn một tiêu đề để công khai và WordPress sẽ công khai nó trên các phương tiện truyền thông. Khi đó, bạn sẽ thấy số lần nhấp chuột, các bình luận cũng như lượt thích mà tiêu đề đã nhận được.

Dùng bản xem trước Yoast

Nếu bạn đang sử dụng phần mềm WordPress, bạn hãy cài đặt Yoast. Khi viết bài, bạn hãy chọn xem trước như một bản hoàn chỉnh. Plugin Yoast hỗ trợ bạn xác định những từ thừa hoặc không phù hợp với nội dung. Đồng thời, nó còn giúp bạn xác định số lượng ký tự được giới hạn.

Xem thêm: Tổng Hợp 10 Plugin WordPress Giúp Tạo Trang Web Hội Viên Dễ Dàng

Dùng Google AdWord để xem trước

Kể từ tháng 9 năm 2016 bản xem trước bài quảng cáo đã được tối ưu hóa trên cả thiết bị máy tính và di động. Tương tự như bản xem trước mô tả và tiêu đề, Google Adwords hỗ trợ bạn xem trước và phân tích các chỉ số.

Bạn cũng có thể xem các ý tưởng khác nhau sẽ hoạt động ra sao và đưa ra thêm nhiều ý tưởng mới lậ cho nội dung. Tiến hành nhập tiêu đề bạn muốn được kiểm tra ở Headline 1, nhập tên trang web ở Headline 2 và một đoạn miêu tả ngắn gọn.

Xác định trang có CTR cao nhất và thấp nhất

Hai cách kiểm tra công cụ Google Analytics để xem dữ liệu:

Cách 1: Truy cập đến Acquisition -> Search Console -> Queries để tìm hiểu các truy vấn đến website của bạn.

Trong báo cáo sẽ cho bạn các dữ liệu về số lần click chuột, số lần hiển thị, CTR cũng như vị trí trung bình ở trang kết quả tìm kiếm.

Cách 2: Kiểm tra những landing page trong một menu

Trong báo cáo này bạn sẽ có được các dữ liệu rõ ràng hơn về số lần hiển thị, số lượt nhấp chuột của liên kết. Đồng thời, nó cũng cho bạn biết tỷ lệ thoát, các phiên hay chuyển đổi và các dữ liệu có giá trị. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhìn thấy được trang có chỉ số CTR thấp nhất và cao nhất.

Cải thiện tốc độ website

Lượt nhấp vào sẽ không được tính nếu như người dùng không đợi trang load xong. Tốc độ trang web là yếu tố cần thiết để tăng lượt nhấp, mang lại trải nghiệm người dùng tốt. Tốc độ tải trang có sự tương quan với thứ hạng hiển thị của Google.

cải thiện tốc độ website

Do đó, cải thiện tốc độ trang web trở thành sự ưu tiên hàng đầu để duy trì CTR. Bên cạnh CTR, nó cũng là yếu tố quan trọng đối với SEO.

CTR đối với Facebook

Vậy đối với Facebook CTR là chỉ số gì và cách tối ưu nó ra sao? Sau đây là các cách tối ưu CTR Facebook hiệu quả:

  • Xác định đúng khách hàng mục tiêu.
  • Nội dung thu hút, phù hợp với ngành nghề kinh doanh.
  • Thời gian, tần suất đăng bài.
  • Thử nghiệm nhiều mẫu quảng cáo khác nhau.

Lời kết

Bài viết trên đã giải đáp các thắc mắc về CTR là gì? Các công thức tính tỷ lệ nhấp chuột cũng như cách tối ưu hiệu quả. Hy vọng nội dung bài viết có thể giúp ích trong việc đánh giá và tối ưu hóa chiến lược của bạn.

Dịch vụ seo