Heading là gì? Cách tối ưu Heading hiệu quả nhất


Tối ưu Heading là yếu tố không thể bỏ qua để SEO Onpage đạt hiệu quả tốt. Bên cạnh đó Heading sẽ giúp cấu trúc bài viết trở nên rõ ràng, rành mạch góp phần gia tăng thứ hạng trên Google. Vậy Heading là gì? Đâu là các cách tối ưu Heading hiệu quả nhất? Mời bạn theo chân Kiến Thức SEO tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Heading là gì?

Heading là những thẻ (tag) từ H1 tới H6, được thường xuyên sử dụng với mục đích làm rõ nội dung của chủ đề đang được nhắc đến. Chính vì thế, thứ tự ưu tiên của các Heading đối với SEO cũng sẽ khác nhau, sự ưu tiên sẽ có mức độ giảm dần từ H1 đến H6.

Heading là gì?

Bạn có thể hiểu thẻ Heading như các tiêu đề trong mục lục trên một bài viết. Việc đặt thẻ tiêu đề sẽ giúp công cụ tìm kiếm có thể hiểu được nội dung nào là quan trọng và các nội dung đó được kết nối như thế nào với nhau.

Vai trò của Heading trong SEO?

Sau khi hiểu rõ bản chất của Heading là gì, bạn có thể đoán được các vai trò mà Heading mang lại. Vậy đó là những vai trò gì và chúng quan trọng như thế nào đối với SEO Onpage.

Tạo ra cấu trúc rõ ràng

Thẻ Heading giúp người đọc hình dung tổng thể nội dung của một website, mỗi tiêu đề sẽ là một sợi dây gắn kết giúp cấu trúc bài viết trở nên mạch lạc hơn.

Nâng cao khả năng tiếp cận

Thẻ tiêu đề đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tiếp cận khách hàng, thẻ Heading ở dạng HTML vì thế người đọc có thể thấy được cấu trúc bài viết. Ngoài ra, nó còn chứa chức năng dịch chuyển từ tiêu đề này sang tiêu đề khác để hỗ trợ điều hướng cho người đọc.

Nâng cao sức mạnh SEO

Sử dụng thẻ tiêu đề giúp cải thiện chất lượng bài viết và làm tăng sức mạnh SEO, hỗ trợ nhấn mạnh từ khóa chính và các từ khóa phụ liên quan để làm rõ các nội dung mà website mong muốn truyền tải.

heading giúp nâng cao sức mạnh SEO

Cách kiểm tra thẻ Heading trên website

Sau đây là hai cách vô cùng đơn giản giúp bạn kiểm tra thẻ Heading là gì trên website một cách dễ dàng:

Tìm kiếm Heading trong mã nguồn của trang

Để kiểm tra thẻ tiêu đề trong phần mã nguồn trang, bạn thực hiện click chuột phải tại một khoảng trống bất kỳ và chọn View Page Source. Sau đó, trang sẽ hiển thị Source Code. Tại đây, bạn tiến hành tìm kiếm thẻ tiêu đề <H1>, <H2>,... hoặc có thể sử dụng phím tắt Ctrl + F rồi gõ tên thẻ Heading cần tìm.

Tìm kiếm Heading trực tiếp trên trang bằng công cụ SEO

Để tìm kiếm thẻ tiêu đề Heading là gì trên website, bạn cũng có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ SEO như:

Công cụ SEO Quake

Đây là một công cụ SEO mà bạn có thể cài đặt vào Chrome. Bạn tiến hành vào mục Seoquake -> Diagnosis -> Headings -> View Others.

Lúc này, trên trang sẽ hiện ra các kết quả bao gồm heading 1 đến heading 6. Đặc biệt hơn, nếu có thẻ tiêu đề nào không đúng vị trí, công cụ này sẽ thông báo Error hoặc Warning ngay lập tức. Đây cũng là dấu hiệu giúp bạn điều chỉnh lại nội dung của thẻ tiêu đề chuẩn SEO hơn.

Dùng Web Developer

Web Developer là một công cụ check được các nhà phát triển website cài trên Chrome. Bạn thực hiện các bước mở Web Developer -> Tab Outline -> Outline Headings. Ngay sau đó, bạn sẽ thấy các thẻ tiêu đề xuất hiện theo thứ tự.

Cách tối ưu Heading chuẩn SEO hiệu quả

Tối ưu Heading là một công việc quan trọng trong SEO Onpage. Để tối ưu nó một cách tốt nhất, bạn cần nắm chắc những kỹ thuật sau đây:

Cách tối ưu Heading chuẩn SEO hiệu quả

Heading 1

Đối với H1 bạn chỉ dùng duy nhất một lần cho mỗi trang, mỗi bài viết và đây cũng là tiêu đề của bài viết. Heading 1 phải chứa Keywords mục tiêu và càng nằm ở đầu thì SEO càng tốt.

Heading 2

Khác với Heading 1, một bài viết có nhiều thẻ tiêu đề 2 nhưng bạn nên sử dụng từ 3 - 5 thẻ là phù hợp nhất. Tùy vào độ dài của mỗi bài viết, bạn có thể chọn số lượng H2 tương ứng. Bên cạnh đó, bạn nên đưa keywords vào thẻ tiêu đề 2 tuy nhiên không nhất thiết đưa vào tất cả H2 nhằm hạn chế sự thiếu tự nhiên.

Heading 3

Nếu như H2 mang ý nghĩa tổng quát thì H3 sẽ đi sâu vào chi tiết của nội dung, đây cũng chính là những ý nhỏ của H2. Một thẻ H2 sẽ gồm các thẻ H3 và tốt nhất là có ít nhất là hai thẻ H3 trở đi.

Heading 4, 5 và 6

Các thẻ đi sâu vào chi tiết này sẽ được dùng cho một bài viết có nội dung lớn. Chính vì thế, các bài viết có dung lượng từ 1000 - 2000 từ sẽ không nhất thiết dùng đến các thẻ này.

Lời kết

Qua bài viết này, Kiến Thức SEO hy vọng đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc về khái niệm Heading là gì, các vai trò quan trọng của Heading và cách để tối ưu thẻ tiêu đề hiệu quả. Theo dõi Kiến Thức SEO để xem thêm những bài viết về mẹo và kiến thức Marketing hay nhé!

Dịch vụ seo