ROI là gì? Ý nghĩa và cách tích ROI hiệu quả trong Marketing


Trong thời đại tiếp thị số cạnh tranh khốc liệt, ROI không còn đơn thuần là một khái niệm tài chính mà đã trở thành công cụ đo lường hiệu quả quan trọng của các chiến dịch marketing. Đặc biệt với Gen Z – thế hệ coi trọng hiệu suất và dữ liệu – hiểu rõ ROI là gì, cách tính và ứng dụng đúng sẽ giúp tối ưu chi phí và đạt được kết quả rõ ràng. Bài viết dưới đây từ Kiến Thức SEO sẽ giúp bạn tiếp cận khái niệm ROI theo cách dễ hiểu và thực tiễn nhất.

ROI là gì

ROI là gì?

ROI (Return on Investment) hay còn gọi là tỷ suất lợi nhuận trên đầu tư, là một chỉ số tài chính dùng để đo lường mức độ hiệu quả của một khoản đầu tư so với chi phí đã bỏ ra. ROI được tính bằng cách lấy lợi nhuận ròng thu được từ khoản đầu tư chia cho tổng chi phí đầu tư ban đầu. Kết quả thường được thể hiện dưới dạng phần trăm (%), cho biết mỗi đồng chi ra tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

ROI là gì

ROI là gì trong marketing? Trong bối cảnh marketing, ROI thể hiện mức độ hiệu quả của các khoản đầu tư vào quảng cáo, content marketing, SEO, social media hay bất kỳ chiến lược marketing nào. Chỉ số này cho biết với mỗi đồng bỏ ra, doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Cách tính chỉ số ROI trong Marketing

Công thức tính ROI trong Marketing được biểu diễn như sau:

ROI = (Lợi nhuận ròng / Chi phí đầu tư) × 100%

Trong đó:

  • Lợi nhuận ròng: Là số tiền còn lại sau khi doanh nghiệp đã trừ toàn bộ chi phí hoạt động, thuế và lãi vay khỏi tổng doanh thu. Đây là chỉ số phản ánh mức lợi nhuận thực tế mà doanh nghiệp thu được.
  • Chi phí đầu tư: Là toàn bộ số tiền bỏ ra để thực hiện một dự án hoặc khoản đầu tư, bao gồm chi phí mua sắm, vận hành, bảo trì và quản lý trong suốt quá trình đầu tư.

Ví dụ: Một công ty triển khai một chiến dịch quảng cáo Google Ads với tổng chi phí đầu tư là 50 triệu đồng. Sau chiến dịch, doanh thu thu được là 80 triệu đồng, chi phí khác 10 triệu đồng nên lợi nhuận ròng là:

80 triệu - 20 triệu = 60 triệu đồng

Tính ROI theo công thức: ROI = [60/50] × 100% = 120%

Nghĩa là, cứ mỗi 1 đồng đầu tư cho chiến dịch này, công ty thu về gần 1,2 đồng lợi nhuận, một kết quả cho thấy hiệu suất đầu tư rất tốt.

Chỉ số ROI trong Marketing bao nhiêu là tốt nhất?

ROI là chỉ số phản ánh hiệu quả đầu tư bằng cách so sánh lợi nhuận thu được với chi phí ban đầu mà doanh nghiệp đã bỏ ra. Khi chỉ số này tăng, thời gian thu hồi vốn của doanh nghiệp sẽ rút ngắn lại, đồng thời cho thấy chiến lược đầu tư đang đi đúng hướng. Tuy nhiên, không có một con số cố định nào được xem là "chuẩn" cho mọi trường hợp.

Trên thực tế, ROI ở mức 2:1 thường chỉ cho thấy doanh nghiệp đang hòa vốn vì chi phí sản xuất đã chiếm một nửa giá bán sản phẩm. Điều này đồng nghĩa với việc lợi nhuận thực tế mang lại là rất thấp hoặc gần như không có.

Với những doanh nghiệp có giá vốn thấp hơn 50% giá bán, việc thu lợi nhuận dễ dàng hơn và thường không cần đẩy mạnh hoạt động Marketing quá nhiều. Ngược lại, nếu chi phí sản xuất vượt quá 50% giá bán, doanh nghiệp nên phải đầu tư mạnh vào Marketing để thúc đẩy doanh thu và bù đắp chi phí.

Chỉ số ROI thường được kỳ vọng ở mức khoảng 5:1, tức là cứ mỗi đồng chi ra, thu về 5 đồng nhưng con số này vẫn cần điều chỉnh linh hoạt tùy theo cơ cấu chi phí và đặc điểm ngành hàng của từng doanh nghiệp. ROI dương là dấu hiệu tốt, nhưng ROI càng cao thì hiệu suất đầu tư càng mạnh, và doanh nghiệp càng có nhiều cơ hội sinh lời bền vững hơn.

Cách cải thiện các chỉ số ROI bằng CLV

Cách cải thiện ROI

Giá trị trọn đời của khách hàng (CLV) là một chỉ số quan trọng giúp doanh nghiệp tối ưu hóa lợi tức đầu tư (ROI). CLV phản ánh tổng giá trị mà một khách hàng mang lại cho doanh nghiệp trong suốt thời gian họ sử dụng sản phẩm hay dịch vụ. Để tăng giá trị trọn đời của khách cần cải thiện bằng những cách sau:

Tăng cường sự gắn bó của khách hàng

Việc giữ chân khách hàng đóng vai trò then chốt trong việc tối ưu chi phí và nâng cao hiệu quả đầu tư (ROI) của doanh nghiệp. Chi phí để duy trì khách hàng hiện tại thường thấp hơn nhiều lần so với chi phí thu hút khách hàng mới. Do đó, doanh nghiệp cần tập trung phát triển các chương trình khách hàng trung thành, tạo ra các ưu đãi hấp dẫn và cải thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng. Nhằm củng cố mối quan hệ lâu dài với khách hàng hiện có và góp phần thu hút thêm khách hàng mới.

Đẩy mạnh giá trị đơn hàng trung bình

Phương pháp hiệu quả để nâng cao giá trị trọn đời của khách hàng (CLV) và tăng lợi tức đầu tư (ROI) là chính tập trung vào việc gia tăng giá trị trung bình của mỗi đơn hàng. Doanh nghiệp có thể áp dụng các chiến thuật như bán chéo hoặc bán thêm để khuyến khích khách hàng lựa chọn thêm sản phẩm hoặc nâng cấp dịch vụ lên mức cao hơn. Cách làm này sẽ giúp tăng doanh thu trên mỗi giao dịch mà không cần phải đầu tư thêm nhiều chi phí cho hoạt động tiếp thị.

Tăng số lần mua hàng của khách

Muốn khách quay lại mua hàng thường xuyên, không chỉ cần sản phẩm tốt mà còn phải tạo được sự thu hút bằng các chương trình ưu đãi hợp lý. Ví dụ, tặng mã giảm giá cho lần mua tiếp theo, giới thiệu sản phẩm mới một cách khéo léo hay đơn giản là gửi lời nhắc kèm quà tặng nhỏ vào dịp sinh nhật của họ đều là những cách làm hiệu quả. Ngoài ra, đừng quên cá nhân hóa trải nghiệm, vì khi khách hàng thấy doanh nghiệp “nhớ” mình và hiểu sở thích của mình, họ sẽ có xu hướng quay lại thường xuyên hơn. Việc này không chỉ tăng tần suất mua hàng mà còn giúp kéo dài vòng đời khách hàng, tức là họ ở lại và chi tiêu nhiều hơn theo thời gian.

Trải nghiệm khách hàng

Khách hàng ngày nay rất để ý đến cảm giác khi mua sắm, không chỉ quan tâm đến giá. Vì vậy, những chi tiết tưởng chừng nhỏ như thời gian giao hàng, cách nhân viên tư vấn hay giao diện website có thân thiện không… đều ảnh hưởng đến quyết định quay lại của họ. Nên chú ý đến việc làm cho mọi thứ trở nên dễ dàng và thoải mái từ khâu đặt hàng, thanh toán cho đến sau bán.

Phân tích để tối ưu

Việc theo dõi và phân tích hành vi của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp hiểu được họ đang cần gì, thích gì và xu hướng tiêu dùng đang thay đổi ra sao. Từ đó, có thể điều chỉnh lại cách bán hàng, cách chạy quảng cáo hoặc cách chăm sóc khách để phù hợp hơn. Ngoài ra, khi biết nhóm khách nào mang lại nhiều lợi nhuận nhất, doanh nghiệp sẽ biết nên đầu tư vào đâu thay vì dàn trải quá rộng.

Xây dựng thương hiệu

Một thương hiệu mạnh, rõ ràng về giá trị và hình ảnh sẽ tạo được niềm tin và sự yêu thích từ người tiêu dùng. Khi đã yêu mến thương hiệu, khách hàng sẽ không chỉ quay lại mua hàng mà còn sẵn sàng giới thiệu cho người khác. Vì vậy, đầu tư vào việc xây dựng thương hiệu từ cách giao tiếp, thiết kế hình ảnh, cho đến câu chuyện phía sau sản phẩm là cách dài hơi nhưng mang lại kết quả bền vững. Đây cũng là một phần không thể thiếu nếu muốn nâng cao CLV và ROI.

ROI không chỉ dùng để đo lời lãi mà còn là công cụ để nhìn lại hiệu quả của toàn bộ hoạt động marketing. Nếu biết kết hợp giữa việc hiểu khách hàng, cá nhân hóa nội dung, chọn đúng kênh tiếp cận và tối ưu công cụ như SEO Onpage, thì việc cải thiện ROI không quá khó như nhiều người nghĩ. Quan trọng là phải kiên trì thử nghiệm, đánh giá lại và điều chỉnh kịp thời. Kiến Thức SEO sẽ luôn là nguồn tài liệu đáng tin cậy, giúp bạn hiểu sâu hơn về ROI là gì và cách tối ưu hóa hiệu quả Digital Marketing một cách toàn diện.

Dịch vụ seo