SEO Audit là quá trình tiêu chuẩn mà bất cứ website nào cũng đều phải có. Mục đích chính của nó là nhanh chóng xác định những vấn đề cơ bản ảnh hưởng đến hiệu suất tìm kiếm tự nhiên. SEO Audit là gì? Vì sao cần SEO Audit website? Hãy cùng Kiến Thức SEO tìm hiểu qua bài viết này nhé!
SEO Audit là gì?
SEO Audit là quá trình kiểm tra, đánh giá tình trạng của một website xem nó đã được tối ưu như thế nào, đến đâu. Đánh giá dựa trên nhiều tiêu chí liên quan như content, onpage, offpage… SEO Audit còn có nghĩa là “kiểm toán việc tối ưu hóa với công cụ tìm kiếm”.
SEO Audit giống như việc “khám bệnh” cho một website vậy. Kiểm tra xem “sức khỏe” của website có tốt không và đưa ra “phương án” chữa bệnh. Khi thực hiện SEO Audit đúng cách, bạn sẽ có được cái nhìn tổng quát về website của mình như: Vấn đề của website, lượng truy cập của website, phân tích từ khóa, cải thiện các khía cạnh kỹ thuật của website,…
Bạn nghĩ SEO Audit là một quá trình khá phức tạp phải không? Vì bạn cần phải phân tích nhiều khía cạnh của doanh nghiệp để từ đó xác định được cái gì đang hiệu quả và cái gì cần cải thiện. Thế nhưng, mục tiêu cuối cùng vẫn là “Làm thế nào để cải thiện thứ hạng?”
Khi nào nên SEO Audit?
Bạn nên thực hiện SEO Audit vào 3 thời điểm sau đây:
- Khi bắt đầu thực hiện dự án mới
- Giai đoạn đầu của mỗi quý
- Khi website có hiện tượng bất thường
Hướng dẫn cách Audit Site SEO
Dưới đây là 4 phần chính mà bạn không thể bỏ qua khi tiến hành Audit Website:
Technical SEO Audit
Đầu tiên, bạn cần xác định xem website của bạn có hoạt động bình thường hay không. Để thực hiện điều này, bạn cần thực hiện một cuộc phân tích kỹ thuật.
Phân tích kỹ thuật SEO gồm 2 khía cạnh sau đây:
- Khả năng tiếp cận
- Khả năng index
Khả năng tiếp cận
Khả năng tiếp cận nghĩa là khả năng mà cả Google và người dùng có thể tiếp cận với website của bạn. Nếu khách truy cập tiềm năng không thể nhìn thấy trang của bạn thì dù có tạo ra vô vàn nội dung mới, cũng chẳng mang lại hiệu quả gì.
Kiểm tra tệp robots.txt và các thẻ meta robot. Bởi chúng có thể làm hạn chế quyền truy cập vào một số vùng nhất định trên website của bạn. Đôi khi, quản trị viên của website vô tình chặn một số trang nhất định khiến cho Google không thể truy cập vào chúng.
Kiểm tra Thẻ meta và tệp robots.txt một cách thủ công để đảm bảo rằng chúng đều không xảy ra bất kỳ vấn đề bất thường nào.
Các sơ đồ XML cũng là một phần quan trọng của website. Chúng giúp tạo ra một bản đồ chỉ dẫn cho các trình thu thập thông tin web của Google. Bạn cần đảm bảo rằng sơ đồ XML phải được định dạng đúng và được gửi đến tài khoản của quản trị viên website.
Tiếp theo, chính là cấu trúc website tổng thể. Khi thực hiện audit, bạn cần đảm bảo rằng người dùng chỉ cần một vài cú click chuột là đã có thể chuyển từ trang chủ đến các trang con. Số nhấp chuột càng ít thì trình thu thập thông tin càng dễ truy cập vào trang đích.
Trên đây là những cách để giúp Google có thể tiếp cận được với website của bạn. Còn đối với người dùng thì sao?
Hãy cố gắng cải thiện tốc độ tải website. Ngay cả khi bạn thấy vừa mắt một giao diện nào đó nhưng hãy cân nhắc xem khách truy cập của bạn có thực sự ấn tượng với nó hay không. Đa số người dùng đều mong muốn khi lướt web đều có được thông tin nhanh chóng và tin cậy.
Ngày nay, số người sử dụng thiết bị di động để truy cập Internet ngày càng tăng cao. Do đó, bạn cần phải điều chỉnh sao cho website của mình thân thiện với thiết bị di động. Nhờ đó, khách truy cập có thể thực hiện được tất cả tùy chọn ngay trên thiết bị di động mà không cần đến máy tính để bàn.
Khả năng index
Sau khi đã phân tích và đáp ứng đủ các yêu cầu về mặt kỹ thuật, bạn bắt đầu để website của mình được index. Khi nhắc đến Google, khả năng tiếp cận và khả năng index luôn đi đôi với nhau. Cả 2 yếu tố này sẽ quyết định các trang của bạn có được hiển thị đến người dùng hay không.
Khả năng tiếp cận đề cập đến việc trình thu thập thông tin có thể truy cập vào các trang của bạn hay không. Trong khi đó, khả năng index lại đề cập đến những trang này có được hiển thị trong công cụ tìm kiếm sau khi được truy cập hay không.
Trong một vài trường hợp, khi robot đã xem qua những nội dung của bạn nhưng chúng lại không hiển thị các trang này cho người dùng. Vậy nguyên nhân của vấn đề này là gì? Trước tiên, có thể là do hình phạt của Google.
Đây là lý do chủ yếu dẫn đến việc một số trang không được hiển thị. Bởi các trình thu thập thông tin hoạt động khác nhau giữa các website. Nếu website của bạn có quy mô lớn với nhiều nội dung thì các trang đích sẽ được index ngay lập tức.
Mặt khác, các blogger thỉnh thoảng cũng đăng một vài nội dung. Và những nội dung này được index chậm hơn. Hầu hết nhiều người sẽ cảm thấy hoảng loạn và lo sợ rằng Google đã áp dụng hình phạt khi phát hiện ra những vấn đề về khả năng tiếp cận hoặc một vài sự cố nhỏ của website. Tuy nhiên, nếu thực sự website của bạn bị Google sẽ gửi thông báo đến tài khoản công cụ quản trị website.
Trong trường đó, bạn cần:
- Xác định lý do phạt
- Khắc phục sự cố
- Yêu cầu Google xem xét lại
Audit Onpage SEO
Sau khi tiến hành SEO Audit Technical xong thì website của bạn trông khá là ổn. Mọi thứ trên website đều được sắp xếp theo trật tự. Cả người dùng lẫn robot đều có thể truy cập vào website. Mọi thứ luôn trong trạng thái hoạt động bình thường.
Tiếp đến, bạn cần phải xem xét đến từng trang một. Có 2 cách để phân tích SEO Onpage
- Các vấn đề về nội dung chung
- Các vấn đề của từng trang một
Các vấn đề nội dung chung
Tất cả bài đăng của bạn đều phải chứa thông tin hữu ích đối với người dùng. Thế nhưng, bạn cũng cần đảm bảo rằng các nội dung trên các trang phải có liên quan đến ý tưởng chính của website.
Có rất nhiều blogger chèn những nội dung hoặc sản phẩm quảng cáo lên website. Điều này giúp họ tăng thêm thu nhập trong một khoảng thời gian ngắn. Nhưng về lâu dài lại ảnh hưởng đến việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.
Nói một cách dễ hiểu thì bạn nên xuất bản các bài viết có nội dung liên quan đến chủ đề chung. Tuy nhiên, có rất nhiều blogger gặp phải tình trạng “ăn thịt từ khóa” (keyword Cannibalization) và nội dung trùng lặp. Vậy tại sao lại xảy ra tình trạng này?
Bởi khi muốn website được xếp thứ hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm của Google, nhiều người đã viết khá nhiều nội dung về cùng một chủ đề. Việc này có thể tốt cho lưu lượng truy cập vì nó khuyến khích khách truy cập đọc nhiều nội dung hơn trên website của bạn. Mặt khác, nó lại dễ dẫn đến lỗi nội dung trùng lặp.
Khi bạn có 2 bài viết có nội dung giống hoặc tương tự nhau thì Google sẽ gặp trở ngại trong vấn đề index. Công cụ tìm kiếm có thể index nhiều trang hơn so với số trang thực tế trên website của bạn đấy. Điều này cũng xảy ra tương tự đối với hiện tượng ăn thịt từ khóa.
Trong trường hợp này, chủ sở hữu website cố gắng cải thiện thứ hạng cho một từ khóa xuất hiện trong nhiều trang khác nhau. Google sẽ không thừa nhận các trang đó mà chỉ công nhận một trang tốt nhất. Kết quả là những trang còn lại sẽ không mang lại lợi ích gì cho SEO. Thậm chí, công cụ tìm kiếm cũng không truy cập vào chúng được.
Các vấn đề của từng trang một
Trên thực tế, nội dung chính là yếu tố quan trọng quyết định đến thứ hạng. Nhưng trước khi quan tâm đến điều đó thì bạn phải đảm bảo rằng mọi bài viết đều được cấu trúc chặt chẽ và hướng đến đối tượng mục tiêu. Điều này không chỉ quan trọng đối với công cụ tìm kiếm mà còn đối với cả các blogger và khách truy cập. Nếu nội dung của bạn không có gì đặc sắc thì đừng tốn thời gian công sức để tối ưu hóa website của bạn.
Hãy bắt đầu với URL nào!
- URL cần phải ngắn gọn, dễ hiểu và mô tả đúng nội dung. Nếu bạn cần tách các từ thì hãy sử dụng dấu gạch nối, và đặc biệt URL phải chứa keyword. Điều này đồng nghĩa với việc bạn nên đặt tiêu đề bài viết ngắn gọn và có chứa keyword.
- Về phần nội dung, hãy đảm bảo rằng bạn xuất bản những bài viết có độ dài phù hợp, tối thiểu là 500 từ. Bài viết cần cung cấp các giá trị hữu ích cho khách truy cập, có tính độc đáo, có chứa các từ khóa LSI, đúng cấu trúc ngữ pháp và dễ đọc.
- Đồng thời, bạn cũng cần tối ưu hóa hình ảnh trong các bài viết. Điều này sẽ giúp các bài viết có cơ hội được xếp hạng trong các kết quả tìm kiếm hình ảnh của Google.
- Thẻ meta cũng là một công cụ SEO rất quan trọng. Bạn cần sáng tạo những nội dung thẻ meta hấp dẫn để thu hút người đọc truy cập vào website của mình, để từ đó làm tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Bên cạnh đó, cần thêm vào các liên kết liên quan. Có nhiều người không thích việc gắn link của những website/trang khác vào bài viết. Thế nhưng, các SEOer lại suy nghĩ ngược lại. Liên kết đến những bài viết khác là một cách tuyệt vời để chứng minh rằng website của bạn có nội dung chất lượng, đáng tin cậy. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo rằng các liên kết được gắn vào là phù hợp và uy tín.
Audit Offpage SEO
Phân tích kỹ thuật và phân tích on-page giúp cho website của bạn trở nên hoàn hảo hơn và đến gần với Google hơn. Tiếp theo chính là phân tích offpage.
Các yếu tố xếp hạng offpage chính là thành quả của công việc của bạn. Chúng hiển thị mức độ phổ biến của website. Bên cạnh đó, bạn còn biết được mọi người có truy cập vào website của bạn hay không và truy cập từ website nào, nguồn truy cập có đáng tin cậy hay không,… Tôi sẽ bắt đầu với yếu tố tin cậy. Đối với SEO, tin cậy nghĩa là gì?
Nó có nghĩa là một website được công cụ tìm kiếm của Google tin cậy. Hay nói cách khác, nếu bạn không áp dụng các phương pháp SEO tiêu cực (SEO mũ đen) thì website của bạn sẽ nhận được nhiều sự tin tưởng hơn. Đây là bước quan trọng mà bạn cần phải ưu tiên thực hiện trước. Bởi Google liên tục cải thiện nhằm phát hiện những thao túng trong hệ thống.
Tuy nhiên, có một số người vẫn cố tình làm điều đó. Khi website của bạn được đánh giá là có độ tin cậy cao, đồng nghĩa với việc nó sẽ tạo được “ấn tượng” với công cụ tìm kiếm cũng như tạo được tiếng vang lớn. Do đó, cần phải tuân thủ các nguyên tắc quản trị mà Google đã đặt ra.
Tiếp đến, bạn cần phải đảm bảo rằng nội dung bài viết thân thiện với các độc giả và các blogger khác. Khi đạt được điều này, website của bạn sẽ nhận được nhiều liên kết trỏ về, nhiều lượt chia sẻ trên các mạng xã hội. Đồng thời, tăng lưu lượng truy cập, thời gian khách truy cập ở lại trên website cũng lâu hơn và tỷ lệ thoát cũng giảm xuống đáng kể.
Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Tự Học SEO Website Hiệu Quả Cho Newbie
Competitive Analysis và phân tích từ khóa
Phần cuối cùng cần SEO Audit chính là phân tích từ khóa. Trong thế giới SEO, phân tích từ khóa và phân tích đối thủ cạnh tranh cũng tương tự như nhau. Bởi vì từ khóa chính là đơn vị đo lường nhỏ nhất trong SEO. Khi bạn phân tích các từ khóa là lúc bạn đang phân tích đối thủ cạnh tranh của mình.Về cơ bản, khi phân tích từ khóa bạn cần xem xét 2 yếu tố: Độ khó và lưu lượng truy cập. Độ khó của từ khóa sẽ cho bạn biết mức độ khó hay dễ để xếp hạng. Trong khi đó, lưu lượng truy cập sẽ thể hiện có bao nhiêu người đã và đang tìm kiếm cụm từ có chứa từ khóa trong vòng một tháng.
Từ khóa lý tưởng chính là những từ khóa nằm ở giữa, có độ khó trung bình và lưu lượng truy cập trung bình. Tuy nhiên, nếu bạn muốn đánh bại đối thủ cạnh tranh và nhanh chóng tăng lưu lượng truy cập thì cần tìm các từ khóa đang hoạt động trên mức trung bình.
Ví dụ như các từ khóa có độ khó trung bình và lưu lượng truy cập cao hoặc các từ khóa có độ khó thấp và lưu lượng truy cập trung bình.
Bạn cần xem xét nhiều từ khóa tiềm năng trước khi lựa chọn ra những từ khóa mà bạn sẽ sử dụng. Những từ khóa này sẽ là “xương sống” của website, bạn cần xuất bản những nội dung liên quan đến chúng. Nhờ đó, website của bạn sẽ nhanh chóng đạt được hiệu suất của trang web như mong đợi.
Bạn nên sử dụng các công cụ SEO sẵn có để thực hiện phân tích từ khóa. Công cụ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay chính là Google Keyword Planner, đây là công cụ miễn phí do Google cung cấp. Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn công cụ Ahrefs, tuy nhiên đây lại là công cụ có thu phí.
Audit site SEO là một quá trình phức tạp gồm nhiều bước chi tiết và cụ thể, trên đây chỉ là các hạng mục lớn trong việc Audit SEO. Đơn thuần nó chỉ là phần nổi của tảng băng, để thực hiện sẽ là các bước chi tiết của từng hạng mục đó. Bạn nên tìm hiểu thêm qua các bài viết khác của Kiến Thức SEO. Và hy vọng qua bài viết này bạn đã nắm được SEO Audit là gì và hình dung được các bước thực hiện Audit site SEO.