Một nội dung chuẩn SEO luôn cần phải được cập nhật, kiểm tra và điều chỉnh sau một khoảng thời gian đăng bài. Việc làm này giúp cho nội dung được tối ưu hơn với kết quả tìm kiếm của người dùng.
Một trong những phương pháp mà chúng ta cần làm đó chính là tiến hành đánh giá lại toàn bộ content trên website. Phương pháp này còn được gọi là Content Audit. Vậy Content Audit là gì hãy cùng Kiến Thức SEO tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Content Audit là gì?
Content Audit là quá trình kiểm toán nội dung, thực hiện đánh giá lại toàn bộ nội dung trên website. Từ đó giúp tối ưu hơn nội dung phù hợp với xu hướng và cải thiện thứ hạng kết quả tìm kiếm trên Google. Quá trình này diễn ra để đảm bảo chất lượng nội dung, nội dung nào nên cần phải lược bỏ, nội dung nào cần được cập nhật...
Khi nào cần Audit Content?
Việc xác định thời điểm kiểm toán là yếu tố then chốt để duy trì và nâng cao hiệu quả của chiến lược nội dung. Dưới đây là các thời điểm cần thực hiện kiểm toán nội dung như sau:
- Khi thứ hạng tìm kiếm giảm mạnh.
- Sau khi phát hành nội dung mới.
- Định kỳ hàng năm hoặc hàng quý.
- Khi có sự thay đổi lớn trong doanh nghiệp.
- Khi nhận thấy vấn đề về tương tác.
- Nội dung không còn phù hợp.
Việc Audit Content không chỉ là kiểm tra định kỳ mà là một quá trình liên tục, cần được thực hiện khi có các dấu hiệu bất thường.
Lợi ích khi Audit Content cho website
Lợi ích của Audit Content trên website mang lại rất nhiều điểm tích cực như sau:
- Các dữ liệu nội dung cũ sẽ được cập nhật làm mới, bổ sung thông tin. Giúp thu hút hơn lượng người dùng truy cập.
- Xác định lại những nội dung chưa được tối ưu. Đưa ra giải pháp nên chỉnh sửa cập nhật kịp thời giúp cải thiện thứ hạng để gia tăng lương truy cập.
- Khám phá những nội dung nào đang được quan tâm, chủ đề nào đang thu hút người dùng để tiến hành tập trung vào những nội dung đó. Giúp gia tăng khách hàng tiềm năng cho website.
- Tổng hợp lại nội dung, tiến hành ra soát nội dung nào nên được giữ lại, chỉnh sửa, nội dung nào cần phải lược bỏ để tránh ăn thịt từ khoá, gây trùng lặp nội dung.
Phân loại nội dung cần Content Audit
Phân loại và nhận diện được Content cần Audit giúp loại bỏ được những Content không phù hợp, kém chất lượng. Đối với một SEOer việc làm nhận dạng được các loại content cần audit qua 5 yếu tố sau đây:
Content mỏng (Thin Content)
Content mỏng là những nội dung mỏng, những bài viết có Thin Content thường kém chất lượng, nội dung lan man không hữu ích với người đọc và có thể chưa đạt chuẩn SEO. Content mỏng bao gồm những nội dung như copy từ nguồn khác, tạo tự động từ các công cụ viết nội dung.
Content kém chất lượng, nội dung cũ
Content kém chất lượng bao gồm những nội dung cũ kĩ không được cập nhật, thông tin chuyên môn ít không đem lại được nhiều giá trị cho người dùng, hay những nội dung đó không có lượng truy cập nào, lượng truy cập chỉ là con số 0 hoặc không có từ khoá nào được lọt vào bảng xếp hạng của các công cụ tìm kiếm.
Những content kém chất lượng chưa được tối ưu SEO, target chưa đúng từ khoá, chưa đúng Insights người dùng. Content bị trùng lặp dẫn đến tình trạng "ăn thịt từ khoá" khiến nội dung bị canh tranh không thể lên top được.
Xem thêm: Content SEO là gì ? Phân Biệt Content SEO Và Content Marketing
Content trùng lặp
Content trùng lặp thường gặp như:
- Content trùng lặp nội bộ được sao chép lại từ các bài viết có sẵn trên trang.
- Content trùng lặp được sao chép từ các website khác nội dung không được chỉnh sửa, không phải là của mình.
- Content trùng lặp có thể không phải toàn bộ, nhưng chiếm đến 70 - 80%.
- Content được trích dẫn chính xác từ các tài liệu chính thống, không thể sửa đổi.
Content trùng lặp chúng ta có thể sẽ gặp rất nhiều, không đâu xa đối với một trong những trang web dễ bắt gặp nội dung trùng lặp nhất là các website bán hàng có các sản phẩm giống nhau, thông tin của các sản phẩm được trích dẫn hoặc lấy từ nhà sản xuất nên bắt buộc nội dung đó phải giống với những gì mà nhà cung cấp đưa ra. Từ đó nội dung trùng lặp là khó tránh khỏi nên cần phải chèn ý và nhấn mạnh câu từ để thêm được sự khác biệt.
Content không liên quan
Content không liên quan là những loại nội dung không mang lại giá trị cho người đọc, không thu hút được lượng truy cập vào website. Những content không liên quan này đa phần do target sai từ khoá, chưa đúng Search Intent của người dùng và không liên quan đến sản phẩm, dịch vụ mà website đó cung cấp cũng như không mang lại giá trị gì cho sản phẩm, dịch vụ dành cho doanh nghiệp.
Content có traffic cao
Content có traffic cao cũng cần phải audit. Đây chắc chắn là câu hỏi mà nhiều người quan tâm. Lí do cũng rất đơn giản content có traffic cao thì chúng ta audit để thu hút được nhiều lượt truy cập đồng thời target vào đúng mục đích sẽ giúp thu hút khách hàng tiềm năng cho website. Content có traffic cao cũng đồng nghĩa với việc tỉ lệ thoát trang (Bounce Rate) cũng sẽ cao. Đòi hỏi cần kiểm toán lại nội dung và liên kết nội bộ để giúp giảm tỉ lệ thoát trang, giúp giữ chân người dùng.
Các công cụ hỗ trợ Content Audit
Khi tiến hành content Audit các công cụ hiện nay rất đa dạng với những lợi ích mà nó mang lại cực kì tiện lợi và công dụng nhằm cải thiện hiệu suất, một trong số các công cụ hỗ trợ Audit Content mà các SEOer cần biết đó là:
- Google Search Console.
- Ahrefs.
- Screaming Frog.
- SEMrush.
- Website Auditor.
Hướng dẫn các bước Audit Content chi tiết
Trước khi bước vào Audit Content bạn cần phải chọn ra một trong những công cụ hỗ trợ Audit Content để giúp quá trình kiểm tra, ra soát nội dung được nhanh chóng và dễ dàng. Kiến Thức SEO sẽ lựa chọn công cụ Screaming Frog.
Cài đặt công cụ
Nếu các bạn chưa cài đặt công cụ Screaming Frog, hãy truy cập vào trang chủ của Screaming Frog để tiến hành cài đặt. Sau đó đăng ký tài khoản để sử dụng, một số tính năng có thể yêu cầu bản trả phí nên bạn cân nhắc lựa chọn mua tài khoản để được sử dụng các tính năng quan trọng. Sau quá trình cài đặt hoàn thành xong chúng ta hãy cùng bước vào giai đoạn thiết lập.
Nhập dữ liệu
Tại phần mềm SEO Screaming Frog, tiến hành nhập dữ liệu gồm URL và đăng nhập các tài khoản của Google Search Console và Google Analytics để công cụ có thể lấy toàn bộ dữ liệu của bạn một cách đầy đủ và chính xác. Sau đó thiết lập để công cụ cào dữ liệu của website.
Trích xuất dữ liệu
Sau khi hoàn thành quá trình nhập dữ liệu và kết thúc quá trình cào dữ liệu của website. Tiến hành trích xuất toàn bộ dữ liệu và xuất file ra máy. Lọc dữ liệu cần thiết để tiến hành quá trình Content Audit.
Các cột dữ liệu cần thiết cần được dữ lại gồm:
- Address.
- Title.
- Meta Description.
- H1.
- Word Count.
- GA Session.
- GA New User.
- Bounce Rate.
- GA Avg Session.
- Clicks.
- Impressions.
- Position.
Lọc ra nội dung cần Audit
Lọc các nội dung cần được ưu tiên Content Audit như: nội dung mỏng, nội dung kém chất lượng, nội dung không liên quan, nội dung trùng lặp, nội dung có traffic cao. Như đã đề cập chi tiết các loại nội dung cần được Audit.
Sau đó lọc ra những bài viết, URL đang có mất hoặc có tình trạng chuyển hướng 301, tiến hành chỉnh sửa các URL bài viết đó thành mã trạng thái là 200. Những liên kết gãy nên được chuyển hướng về trang chủ hoặc thuộc category đó.
Lập kế hoạch chỉnh sửa nội dung
Sau khi đã xong quá trình lọc ra những Content Audit, đến bước này các bạn nên lập cho mình kế hoạch để tiến hành chỉnh sửa và cập nhật lại nội dung. Thay đổi tiêu đề, phân bổ mật độ từ khoá hợp lí, rà soát lại Outline nội dung để cập nhật thêm những thông tin mới.
Lời kết
Trên đây là tất cả những thông tin mà Kiến Thức SEO chia sẻ về Content Audit. Hy vọng thông qua bài viết sẽ giúp cho bạn có cái nhìn tổng quan hơn về cách Content Audit như thế nào. Đừng quên theo dõi Kiến Thức SEO để được cập nhật nhiều thông tin hơn SEO nhé.