Search Intent là một yếu tố then chốt đóng vai trò chi phối kết quả tìm kiếm của Google. Theo thống kê, hàng ngày Google nhận được 5.5 tỷ lượt tìm kiếm trên toàn thế giới. Mỗi lượt tìm kiếm thể hiện một mong muốn khác nhau, vì thế cập nhập search Intent liên tục là vấn đề bắt buộc. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn Search Intent là gì và các cách thực hiện Search Intent hiệu quả. Cùng tham khảo bài viết sau đây cùng ngay nhé.
Search Intent Là Gì?
Search Intent (còn được gọi là User Intent) là ý định tìm kiếm cuối cùng của người dùng khi họ thực hiện các truy vấn bằng công cụ tìm kiếm.
Để hiểu search Intent là gì một cách rõ ràng hơn, bạn có thể ngầm hiểu rằng đây là tiến trình nghiên cứu những ý định tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ của người dùng. Khi người dùng có bất kỳ thắc mắc hoặc ý định nào đó họ sẽ gõ những Keyword lên công cụ tìm kiếm. Sau đó, SERPs trên công cụ tìm kiếm sẽ tiến hành lưu lại các Search Intent này.
Phân biệt Search Intent và Insight khách hàng
Sự khác biệt giữa insight khách hàng và Search Intent là gì? Điều này nằm ở sự ảnh hưởng của chúng trong việc nói lên nhu cầu của người thực hiện tìm kiếm:
- Search Intent: Tập trung thể hiện ý định, thắc mắc của người dùng khi thực hiện truy vấn. Ví dụ như khi người dùng truy vấn "SEO là gì?" và "Local SEO là gì?"thì User Intent Google đang tìm kiếm những nội dung liên quan đến kiến thức về SEO và Local SEO.
- Insight khách hàng: Những mong muốn được thể hiện sâu thẳm bên trong khách hàng khiến họ đi đến với search Intent. Đôi khi người dùng sẽ không nhận ra những mong muốn đó cụ thể là gì. Ví dụ như khi người dùng truy vấn "Landing Page" có thể mong muốn của hộ chính là tìm hiểu thêm về kiến thức của lĩnh vực này.
Do đó, để nâng cao tỷ lệ chuyển đổi với khách hàng của bạn, khi xây dựng nội dung website, bạn cần chú ý cả hai tiêu chí này và phân biệt được insight, search Intent là gì để trang web của bạn có thể lên top dễ dàng.
Lợi ích của Search Intent là gì?
Search Intent là yếu tố rất quan trọng với SEO và cả doanh nghiệp. Đọc tiếp nội dung bài viết để biết được lợi ích của Search Intent là gì.
Đối với SEO
Một số lợi ích mà Search Intent mang lại đó là:
- Giảm tỷ lệ thoát: Người dùng sẽ tìm được chính xác thông tin mà họ cần.
- Tăng lượt xem cho trang: Đánh trúng vào truy vấn người dùng sẽ khiến họ tò mò nhiều hơn.
- Featured Snippet: Việc hiển thị ở vị trí đầu tiên của kết quả tìm kiếm là đều mà bất cứ trang web nào cũng mong muốn.
- Nếu thực hiện tối ưu Search Intent tốt, website của bạn có thể dễ dàng đạt được vị trí này.
Tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn: Nếu thực hiện Search tốt, Google sẽ ngay lập tức xếp hạng website của bạn cho nhiều truy vấn có cùng một ý định tìm kiếm. Thông qua đó, nội dung của bạn sẽ phủ rộng tệp người dùng và thu hút khách hàng tiềm năng dễ dàng hơn.
Đối với doanh nghiệp
Theo Google, có khoảng 82% người dùng thiết bị di động sử dụng công cụ tìm kiếm để truy vấn các doanh nghiệp hoặc cửa hàng gần khu vực sinh sống của họ. Điều này khá quan trọng vì có tới 72% số người mua hàng hóa sẽ đến trực tiếp cửa hàng sau khi họ tìm kiếm nếu cửa hàng hoặc doanh nghiệp cách họ dưới 5km.
4 loại Search Intent phổ biến
Để hiểu sâu hơn Search Intent là gì bạn cần biết cách phân loại các search Intent. Chúng gồm 4 loại, cụ thể như sau:
Ý định tìm kiếm thông tin
Đây là giai đoạn người dùng có những thắc mắc hoặc có như cầu biết thêm thông tin nào đó và họ muốn sử dụng công cụ tìm kiếm để tìm câu trả là cho các thắc mắc đó. Hình thái thể hiện rất phổ biến của ý định tìm kiếm thông tin là các truy vấn dạng câu hỏi nhưng đôi lúc nó vẫn được thể hiện bằng những cụm bình thường. Một số ví dụ cụ thể như: Google Trends là gì, cách viết content mạng xã hội, SEO Audit là gì,...
Ý định tìm kiếm điều tra thương mại
Loại User Intent này sẽ hiển thị nếu như người dùng đang phân vân giữa các sản phẩm hoặc thương hiệu khác nhau. Người dùng vẫn chưa thể đưa ra quyết định cuối cùng nên chọn cái nào để thỏa mãn mong muốn của mình.
Vì thế, truy vấn của người dùng có ý định tìm kiếm như vậy sẽ được thể hiện dưới hình thức so sánh và đánh giá nhằm tìm ra sản phẩm hoặc thương hiệu tốt nhất. Những người dùng này có ý định giao dịch nhưng họ vẫn cần thêm thông tin và thời gian mới có thể ra quyết định. Một số ví dụ điển hình của dạng truy vấn này như: So sánh trà sữa A và B, đánh giá trà sữa C,...
Ý định tìm kiếm giao dịch
Khi thực hiện hình thức tìm kiếm này, người dùng đang có ý định cũng như đang sẵn sàng giao dịch, mua - bán một sản phẩm, dịch vụ. Những ý định tìm kiếm giao dịch sẽ bao gồm cả tên của sản phẩm, dịch vụ cụ thể và kèm theo các từ như: mua, bán, đặt, giá, khuyến mại,...
Những ý định tìm kiếm giao dịch có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn nên bạn cần ưu tiên tối ưu hóa nó so với dạng ý định tìm kiếm thông tin. Một số ví dụ về ý định tìm kiếm giao dịch như: mua trà sữa A, kem chống nắng B, đặt vé máy bay,...
Ý định tìm kiếm điều hướng
Lúc này, người dùng mong muốn đi đến đích xác của một trang web cụ thể nhưng họ không nhớ hoặc không muốn gõ toàn bộ liên kết của trang web đó lên công cụ tìm kiếm. Ví dụ như: Facebook, giá xăng dầu, Instagram login,...
Cách xác định Search Intent là gì?
Việc hiểu được Search Intent là gì không chỉ dừng lại ở việc biết khái niệm, các loại Search hay lợi ích của nó mà bạn cần học cách xác định search Intent là gì để biết được tường tận vấn đề.
Nhận biết qua từ ngữ
Một phương pháp mà các SEOer hay sử dụng đó chính là phân tích ngữ nghĩa của một từ khóa, các cụm từ có mặt trong truy vấn của người dùng. Ví dụ, khi người dùng nhập từ khóa là "mua đàn vĩ cầm" thì ta hoàn toàn hiểu được là học đang muốn mua hàng (loại tìm kiếm giao dịch). Hay khi người dùng tuy vấn "cách thắt nơ" thì tức là họ đang tìm kiếm một hướng dẫn có tính cụ thể (loại tìm kiếm thông tin).
Tuy nhiên, tìm kiếm của người dùng không phải lúc nào cũng có những đặc điểm dễ nhận ra và phân loại như thế. Khí đó, nếu muốn xác định user Intent của người dùng bạn cần sự hỗ trợ của Google search. Đối với Google, search Intent là cái họ luôn muốn đáp ứng để góp phần nâng cao trải nghiệm người dùng. Do đó, SERPs là cơ sở để bạn tìm hiểu về Search Intent.
Nhận biết qua định dạng SERPs
Bằng cách này, khi đã tìm kiếm được từ khóa mục tiêu, bạn hãy quan sát kết quả mà Google trả về, việc này sẽ giúp bạn xác định Search Intent dễ dàng. Trong đó, điều bạn cần chú ý đến là các Search Features.
Có 4 cách để nhận biết qua định dạng SERPs đó là:
- Kết quả SERPs với ý định tìm kiếm thông tin
- Kết quả SERPs với ý định giao dịch
- Kết quả SERPs với ý định điều hướng
- Kết quả SERPs với ý định giao dịch
Cách tối ưu Search Intent hiệu quả
Sau khi xác định và phân tích search Intent là gì, điều bạn cần làm kế tiếp đó là tối ưu website của mình để đáp ứng các truy vấn đó. Từng loại mục đích sẽ có một cách tối ưu khác nhau, sau khi chọn nhóm Intent, bạn cần cung cấp những thông tin phù hợp với sự quan tâm của người dùng, cụ thể:
Tối ưu ý định tìm kiếm thông tin
Sử dụng các từ ngữ gợi ý từ Google như:
- Kiểm tra nội dung của top 10
- Chú ý đến hộp thoại "mọi người cũng tìm kiếm"
- Tổng hợp những tìm kiếm có liên quan
Từ đó nắm bắt được những nội dung mà người dùng có nhu cầu được biết và tạo ra những nội dung có giá trị.
Tối ưu ý định giao dịch
Để tối ưu ý định giao dịch thành công bạn cần cung cấp cho họ một sản phẩm, dịch vụ cụ thể và dễ dàng chuyển đổi. Bao gồm:
- CTA (Call to action): Nằm ở vị trí rõ ràng, bắt mắt, nổi bật hơn những phần còn lại của trang.
- Thiết kế dễ nhìn: Hãy thiết kế thông điệp của bạn ngắn gọn và có ý nghĩa, đầu tư nhiều hơn cho hiệu ứng và hình ảnh để chúng mô ta được giá trị cũng như lợi ích của sản phẩm.
- Mô tả sản phẩm: Hãy tập trung vào việc xây dựng niềm tin từ chính khách hàng, tạo cho họ cảm xúc khác biệt cũng như đa dạng hóa hành trình quyết định của người mua.
- Các biểu mẫu: Thiết kế biểu mẫu thật đơn giản, chỉ yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin cần thiết cho sự chuyển đổi sẽ giúp quá trình giao dịch diễn ra thuận lợi hơn.
Tối ưu ý định điều hướng
Đây là loại user Intent mà bạn không tốn nhiều công sức để tối ưu, vì khi người dùng có ý định muốn điều hướng đến website của bạn thì họ sẽ nhập tên thương hiệu trong truy vấn của họ. Vì thế hãy nhắc đến tên thương hiệu của mình trong thẻ tiêu đề, mô tả và các heading trên trang.
Xem thêm: SEO Onpage là gì? 10 tiêu chí SEO Onpage Website hiệu quả
Tối ưu Search Intent nâng cao
Nếu bạn muốn hướng quá trình tối ưu này lên một cấp độ cao hơn, bạn phải có được những thông tin chi tiết nhất của người dùng. Ví dụ như: "cách sử dụng chuột không dây", khi sử dụng từ khóa này, người dùng đang có ý định muốn tìm kiếm thông tin. Nhưng loại thông tin học muốn tìm là gì? Một danh sách các bước? Một video?
Vì thế, nếu muốn xếp hạng cho một thuật ngữ, bạn cần viết một nội dung bao gồm tất cả các bước. Đồng thời, các bước phải được trình bày rõ ràng để nội dung có thể cuất hiện trong Featured Snippets.
Kết luận
Bài viết trên là toàn bộ những thông tin về Search Intent là gì mà Kiến thức SEO muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng rằng, sau khi hiểu được Search Intent là gì, bạn có thể tạo ra những chiến lược SEO hiệu quả nhất cho doanh nghiệp.