SEO on page và off page đều có tác động tích cực đến website trong việc nâng cao thứ hạng tìm kiếm trên Google. Nhưng nếu chỉ thực hiện SEO 1 trong 2 website sẽ không đảm bảo thứ hạng. Vậy seo on page và off page là gì? Sự khác nhau giữa seo on page và off page? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

SEO Onpage là gì?

Mục đích của SEO không chỉ đơn thuần là cải thiện thứ hạng website mà quan trọng hơn hết là tăng lượng người dùng truy cập và biết đến thương hiệu. Khi khách hàng tìm kiếm trên Google nếu SEO tốt kết quả website sẽ được xếp vào top đầu hiển thị. Điều này dẫn lối cho họ truy cập vào website và trở thành khách hàng tiềm năng của thương hiệu.

Nhờ đó mà tăng khả năng mua hàng so với đối thủ cạnh tranh có thứ hạng thấp hơn. Đọc đến đây chắc chắn bạn đã hiểu được SEO là gì và nó có vai trò ra sao rồi phải không? Và để SEO thành công chúng ta cần phối hợp tốt 2 yếu tố: SEO on page và off page.

Các yếu tố trong SEO Onpage

Tất cả các quy trình tối ưu onpage là để cho Google đánh giá cao và có vị trí tốt trên bảng xếp hạng tìm kiếm. Khi đó website có nhiều truy cập và thân thiện với người dùng hơn. Dưới đây là các yếu tố SEO Onpage bạn cần nắm để phân biệt giữa seo on page và off page: 

Đường dẫn URL 

Một URL chuẩn SEO cần đảm bảo URL có từ khóa chính, có traffic cao, ngắn gọn, dễ đọc, thể hiện được nội dung của trang giúp người đọc và google dễ nhận biết sẽ được xem là URL thân thiện và được xếp thứ hạng cao hơn. 

Tối ưu Title

Để người dùng có hành động click vào bài viết đến website thì một title đã được tối ưu vô cùng cần thiết. Tối ưu title sẽ giúp bot Google crawl dữ liệu nhanh chóng và chính xác nhất. Do title chứa hàm ý súc tích nhất của website, bài viết muốn đề cập đến.

Một title chuẩn SEO cần có từ khóa chính nên đặt đầu tiên và có lượng tìm kiếm cao, thu hút người đọc dao động từ 60 -70 ký tự. Tiêu đề đặt bằng một câu hỏi hay chèn thêm số sẽ hấp dẫn người đọc tò mò hơn.

Thẻ Heading

Thẻ heading giúp xác định được các tiêu đề chính và phụ, điều này giúp Google dễ nhận biết hơn khi rà soát, thu thập dữ liệu. Thẻ Heading nên ngắn gọn, thể hiện nội dung sắp đề cập bên dưới và chứa từ khóa cần SEO. Thẻ Heading được phân từ H1 đến H6 theo cấp bậc nội dung chính, nội dung phụ.

Càng khai thác vào sâu heading sẽ nhỏ dần. Heading 1 được coi là tối ưu khi có chưa từ khóa chính để làm nổi bật ý muốn nói đến. Thẻ heading 2 có chứa từ khóa phụ bổ trợ cho ý chính. Vai trò của thẻ Heading giúp người đọc nhận biết và dễ dàng tìm ra phần nội dung họ muốn đọc. 

Xem thêm: Heading là gìCác cách tối ưu Heading hiệu quả nhất

Tối ưu hình ảnh

Bên cạnh nội dung về chữ thì hình ảnh cũng được tìm kiếm khá nhiều. Yếu tố hình ảnh đóng góp một phần cho việc SEO từ việc website trở nên hấp dẫn mà còn ảnh hưởng đến yếu tố khác liên quan đến SEO là tốc độ tải trang, trải nghiệm người dùng.

Bên cạnh, do google có một con bot nên nó rất nhạy về chữ. Nếu chưa thể đọc được nội dung phần hình, con bot sẽ dựa vào phần thẻ ALT. Vì thế nên đặt mô tả ảnh không dấu và có dấu “-” giữa các từ và tối ưu mô tả cho hình ảnh

Tốc độ tải trang

Khi người dùng truy cập vào website mà tốc độ load trang quá chậm họ sẽ thoát ra và chuyển sang đối thủ. Điều này ảnh hưởng đến việc tỷ lệ CTR và thứ hạng. Tốc độ tải nhanh sẽ làm cho Google thu thập dữ liệu nhanh chóng và khi index sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Tối ưu nội dung

Nội dung là thước đo mà các thuật toán tìm kiếm và đánh giá chất lượng một website. Từ đó đưa ra ra quyết định xếp hạng khi người dùng tìm kiếm website của bạn nằm ở vị trí nào. Một bài viết chuẩn SEO cần đảm bảo về số lượng từ phù hợp tùy thuộc vào dạng bài viết.

Nội dung có phù hợp với website, từ khóa cần nhấn mạnh, đảm bảo thông điệp và ý nghĩa muốn truyền tải cho người đọc. Mật độ keyword cần phân bổ từ đoạn mở đầu đến thẻ heading và đoạn kết bài. Các từ khóa phụ liên quan được dàn trải nối các ý liên quan với nhau. Những điều này sẽ giúp đáp ứng được các yếu tố mà Google đưa ra.

Tối ưu liên kết

Internal Link

Việc tối ưu internal link ảnh hưởng đến việc liên kết cấu trúc của website khi điều hướng một link khác có cùng nội dung liên quan trên cùng một website. Tối ưu internal link có tác động thúc đẩy người dùng chuyển đổi từ trang này qua trang khác, nâng cao sự chuyển đổi, uy tín của trang.

External Link

External Link là các liên kết bên ngoài được trỏ từ website của mình. Khi các website được trỏ từ trang của bạn sẽ giúp Google nhận diện rõ hơn về nội dung trên web đề cập đến. Khi có một tin tức hay bạn muốn giới thiệu cho người đọc biết đến và dẫn link của trang web đó vào bài viết của mình. Hành động này sẽ giúp tăng được độ uy tín và chất lượng cho website. 

Xem thêm: SEO Onpage là gì? 10 tiêu chí SEO Onpage Website hiệu quả

SEO Offpage là gì?

Các yếu tố trong SEO Offpage

Việc thực hiện SEO Onpage là chưa đảm bảo kết quả SEO thành công mà phải kết hợp với SEO Offpage. Vậy SEO Offpage là gì? SEO offpage là công việc được thực hiện ngoài trang. Mục đích tăng các liên kết có chất lượng trỏ về trang cần SEO, càng nhiều link trỏ về càng tăng độ nhận diện thương hiệu.

Lúc này, con bot Google có thể nhận biết và nâng cao độ uy tín mà khả năng cung cấp thông tin có ích của website mang đến. Dưới đây là một số tiêu chí SEO Offpage giúp bạn phân biệt giữa seo on page và off page:

Link building (Backlink)

Xây dựng link building là yếu tố vô cùng quan trọng nhất trong SEO offpage. Google đánh giá cao chất lượng của các backlink trên trang web. Vì thế, khi càng nhiều backlink trỏ về website thì google nó hiểu là website đó có nội dung rất hữu ích, mang lại giá trị cho người đọc và ghi điểm để xuất hiện trên công cụ tìm kiếm khi người dùng truy vấn.

Việc đi backlink cần chọn những backlink có chất lượng thì việc website sẽ được xếp hạng cao trong kết quả tìm kiếm. Ngược lại, khi chọn những backlink kém chất lượng việc website bị ảnh hưởng không tốt cũng là điều dễ hiểu.

Xem thêm: Công cụ tìm kiếm là gìMột số thuật toán Google ảnh hưởng SEO

Social Media Marketing

Hiện nay số người sử dụng mạng xã hội ngày càng nhiều, tạo tài khoản trên các trang này sẽ giúp liên kết được với nhiều người như Facebook, Instagram,... Với bài viết có nội dung hấp dẫn sẽ được chia sẻ và được điều hướng đến website chính nhờ đó mà thương hiệu được phổ rộng đến nhiều người.

Một trang mạng xã hội khi có càng nhiều lượt follow chắc chắn khi có bài viết đăng lên sẽ tiếp cận với phần lớn lượt tiếp cận. Đây là cách gián tiếp tăng lượng traffic đến website từ người dùng.

Diễn đàn (Forum)

Trên những diễn đàn sẽ có nhiều người trao đổi thông tin và bàn luận về lĩnh vực quan tâm hoặc liên quan tới website. Tận dụng cơ hội tham gia trực tiếp để chia sẻ bài viết hữu ích nhắc đến tên thương hiệu trong cuộc thảo luận. Nếu bài viết của bạn có sức hấp dẫn sẽ được chia sẻ rộng rãi và tăng độ nhận diện cao hơn.

Social Bookmarking

Hành vi bookmarking của người dùng lưu trữ hay chia sẻ bài viết trên mạng xã hội, google đều có ghi nhận để quyết định việc index cũng như xếp hạng từ khóa có được tốt hay không.

Xem thêm: SEO Offpage Là Gì? Hướng Dẫn SEO Offpage Hiệu Quả 

Lời kết 

Trên đây là các tiêu chí thực hiện công việc SEO, hy vọng qua bài viết này của Kiến Thức SEO giúp bạn phân biệt được seo on page và off page cùng những yếu tố trong từng công việc. Hãy theo dõi Kiến Thức SEO để tìm đọc những bài chia sẻ kiến thức Marketing hay nhất nhé!

Dịch vụ seo