Digital Marketing là gì? Tổng quan về Digital Marketing dành cho người mới


Với lượng đông tham gia vào cộng đồng Digital Marketing là các bạn trẻ đầy nhiệt huyết, đam mê sự sáng tạo, thông minh và năng động cho thấy Digital Marketing là một ngành nghề đầy thú vị để theo đuổi, đặc biệt dành cho những sinh viên vừa mới tốt nghiệp. Đặc thù của ngành Digital Marketing nằm ở tính đa dạng của mỗi dự án. Vậy nó là gì hãy cùng Kiến Thức SEO tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Digital Marketing là gì?

Digital Marketing là gì?

Theo người sáng lập Philips Koster, Digital Marketing là quá trình tạo lập kế hoạch về sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến các sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng các nhu cầu của tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân. Digital Marketing là việc sử dụng các thành phần kỹ thuật số trực tuyến như máy tính, điện thoại để tiếp thị quảng bá sản phẩm và dịch vụ.

Digital Marketing cần học những gì?

Digital Marketing là một lĩnh vực vô cùng rộng lớn và luôn thay đổi. Để thành công trong lĩnh vực này, bạn cần trang bị cho mình một hành trang kiến thức đầy đủ. Vậy, cụ thể digital marketing cần học những gì?

Về kiến thức nền tảng

Đầu tiên, việc học kiến thức nền tảng cực kì quan trọng đòi hỏi chúng ta cần phải biết các kiến thức Marketing truyền thống. Sau đó chúng ta sẽ tập trung sâu hơn về các kiến thức liên quan đến phần mềm kỹ thuật số. Trong đó các kênh kỹ thuật số phải kể đến như: 

  • SEO
  • SEM
  • Social Media
  • Content Marketing
  • Email Marketing
  • Inbound Marketing
  • Hành vi người dùng
  • Thiết kế đồ hoạ
  • ...

Về kỹ năng mềm

  • Tư duy sáng tạo: Đề xuất các ý tưởng mới, độc đáo để thu hút khách hàng.
  • Tư duy phân tích: Khả năng thu thập, phân tích dữ liệu và đưa ra kết luận chính xác.
  • Kỹ năng giao tiếp: Khả năng làm việc nhóm, thuyết trình và đàm phán.
  • Quản lý thời gian: Khả năng lên kế hoạch và hoàn thành công việc đúng hạn.

Vai trò của Digital Marketing

Digital Marketing được coi là lợi thế quan trọng khi áp dụng vào chiến lược Marketing của nhiều doanh nghiệp, nó có thể chiếm một phần ngân sách "không hề nhỏ". Nhưng cùng với đó Digital Marketing đã mang lại rất nhiều giá trị dành cho doanh nghiệp khi thị trường đang phát triển song song với đó là sự phát triển công nghệ, 2 yếu tố này phát triển cùng nhau. Sự hiện diện của Digital Marketing giúp cho quá trình làm Marketing trở nên tốt hơn, bổ trợ rất nhiều những ưu nhược điểm mà Marketing truyền thống chưa có, và các ưu nhược điểm đó chúng ta sẽ cùng đi qua sau đây:

Tính tiện lợi

Việc công nghệ phát triển cùng với đó sự hiện diện của khách hàng trên các tảng số trở nên nhiều hơn vì tính tiện lợi mà nó mang lại thực sự rất hữu ích. Trong đó, Google được coi là công cụ giúp cho người dùng tiêu dùng hầu hết được tiếp cận đến các sản phẩm, dịch vụ thông qua Digital Marketing, đưa những sản phẩm, dịch vụ đó đến tay người dùng một cách thuận tiện. Có thể thấy các hành động mà chúng ta sẽ thường hãy làm là có thể tra cứu thông tin dịch vụ, sản phẩm. Khách hàng có thể xem giá, đặt hàng, hỏi đáp, review và bàn luận thông qua nền tảng số này.

Khách hàng mục tiêu

Một trong những thứ mà Digital Marketing mang đến đó chính là khách hàng mục tiêu. Yếu tố đó đến từ việc người dùng hay khách hàng đang có nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ cụ thể nào đó. Dựa vào những yếu tố này trong Digital Marketing chúng ta có thể nhắm chính xác đến khách hàng mục tiêu, các đối tượng thông qua các dịch vụ quảng cáo, các nền tảng mạng xã hội cung cấp thông tin người dùng.... Từ đó giúp truyền tải và nhắm đến các nhóm khách hàng mục tiêu phù hợp.

Chi phí khởi điểm thấp

So với cách Marketing truyền thống thông qua các hình thức như quảng cáo, sự kiện hay báo đài... Chiếm một phần ngân sách khá lớn thì việc áp dụng Digital Marketing vào là một lựa chọn thông minh giúp tối ưu chi phí. Hiện nay các doanh nghiệp đều đã triển khai áp dụng Digital Marketing vào trong chiến lược kinh doanh của mình. Từ đó giúp tối ưu về chi phí, nhân lực giúp chủ động tài chính để tập trung vào các yếu tố khác.

Tiếp cận sâu rộng và nhanh chóng

Trong thời cuộc cách mạng công nghệ 4.0, thì không thể không áp dụng Digital Marketing vào trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thì việc tiếp cận hàng nghìn hay hàng triệu khách hàng là điều có thể hoàn toàn làm được. Điều này đến từ việc phát triển của Big Data, thông tin của khách hàng từ các nền tảng mạng xã hội giúp cho việc quảng bá chiến dịch thông qua các nền tảng này là cực kì nhanh chóng.

Dễ dàng quan sát, đo lường và báo cáo

Với các công cụ kỹ thuật số phân tích, báo cáo chỉ số, doanh nghiệp có thể kiểm soát và đo lường kết quả, đánh giá hiệu quả của các chiến dịch một cách dễ dàng, chủ động. Doanh nghiệp có thể đo lường một cách tương đối chính xác mức độ quan tâm của nhóm khách hàng tiềm năng với một mẫu quảng cáo nào đó, hay biết được số lượt người tìm kiếm, truy cập website của doanh nghiệp với những từ khóa cụ thể qua công cụ tìm kiếm.

Các hình thức Digital Marketing phổ biến

Hiện có rất nhiều hình thức Digital Marketing hiệu quả phổ biến trong đó gồm:

  1. Search Engine Optimization (SEO)
  2. Content Marketing
  3. Social Media
  4. Pay Per Click
  5. Affiliate Marketing
  6. Native Advertising
  7. Marketing Automation
  8. Online PR
  9. Inbound Marketing

Search Engine Optimzation (SEO)

Search Engine Optimization (tối ưu công cụ tìm kiếm) là quá trình tối ưu hóa website trên các công cụ tìm kiếm. Điểm hình là Google từ đó giúp cho website đứng đầu trong danh sách tìm kiếm giúp tăng lưu lượng truy cập, tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách miễn phí mà không cần trả phí nào.

digital marketing

Ngày nay, khi lựa chọn một nghề nghiệp, có thể là PR, marketing hay quảng cáo thì sự phù hợp trong khi chúng ta tìm kiếm đều phải có mặt trong mọi nguyên tắc giao tiếp. Do đó, để có thể xuất hiện ở vị trí dẫn đầu, bạn cần học cách tối ưu nội dung cho bộ máy tìm kiếm, làm quen với các công cụ nghiên cứu từ khóa, dự đoán traffic.

Content Marketing

Content Marketing bao gồm việc lập kế hoạch và quảng bá nội dung nhằm tăng khả năng nhận diện thương hiệu, tăng trưởng lưu lượng truy cập và tạo ra những khách hàng mới tiềm năng.

Social Media

Biết chạy xe không đồng nghĩa bạn cũng là thợ sửa xe. Tương tự vậy, bạn sử dụng Facebook, Twitter không biến bạn trở thành chuyên gia social media. Để khai thác hiệu quả của digital marketing, trước tiên bạn phải hiểu tường tận nền tảng mình sắp sử dụng, tìm hiểu mọi tính năng và “ngôn ngữ” của mỗi nền tảng.

Không chỉ thế, bạn còn cần tìm hiểu đối tượng nào sử dụng mạng xã hội và họ dùng ra sao. Có như vậy mới có thể làm chủ và xây dựng được hình ảnh tích cực trên social media.

Pay Per Click

PPC là một phương pháp dùng để thu hút lượng truy cập đến trang web của bạn bằng cách trả tiền cho những người chạy quảng cáo mỗi khi quảng cáo của bạn được click để xem. Hình thức PPC này được tìm thấy trong các công cụ quảng cáo như Facebook Ads, Google Ads, Tiktok Ads...

Affiliate Marketing

Affiliate Marketing hay còn được gọi là tiếp thị liên kết là một loại quảng cáo dựa trên liên kết, khi liên kết đó được khách hàng truy cập và mua hàng thì bạn nhận được hoa hồng từ việc quảng cáo các sản phẩm của dịch vụ, đơn vị nào đó.

Native Advertising

Native Advertising là các quảng cáo tự nhiên được thiết kế trông giống như nội dung thông thường để thu hút người dùng với các thông tin có giá trị. Và hình thức quảng cáo này khá giống với loại hình Content Marketing ở điểm cung cấp các thông tin thú vị để nhận được tỷ suất lợi nhuận (ROI) cao hơn so với các loại hình quảng cáo truyền thống.

Marketing Automation

Marketing Automation là các phần mềm phục vụ nhu cầu tự động hóa các hoạt động marketing cơ bản của bạn. Nhiều bộ phận marketing có thể tự động hóa các hoạt động thủ công lặp đi lặp lại, chẳng hạn như

  • Email Marketing
  • Post bài lên Social
  • Theo dõi và báo cáo
  •  Email Marketing

Online PR

PR trực tuyến là cách an toàn trên mạng online bao gồm các ấn phẩm kỹ thuật số, blog và các trang web dựa trên content khác. Nó giống như PR truyền thống, nhưng hiện diện trên online.

Các cách thức để thực hiện PR Online

Các nguồn bạn có thể sử dụng để tối đa hóa việc PR của mình bao gồm:

  • Xây dựng hình ảnh thương hiệu trên các trang báo
  • Thu hút người dùng để lại review/đánh giá trên trang của công ty bạn
  • Thu hút ý kiến đóng ​​góp trên web cá nhân hoặc blog của bạn.

Inbound Marketing

Inbound Marketing đề cập đến phương pháp sử dụng phễu (Funnel marketing) để thu hút và làm hài lòng khách hàng ở mọi giai đoạn trên hành trình mua hàng của họ.

Bạn có thể sử dụng mọi chiến thuật tiếp thị kỹ thuật số đã được liệt kê ở trên trong suốt chiến lược Inbound Marketing để xây dựng mối quan hệ và tạo ra các trải nghiệm tích cực với những người dùng tiềm năng.

Các công cụ Digital Marketing hỗ trợ hiệu quả

Các công cụ Digital Marketing

Công cụ dành cho SEO

Các công cụ giúp cho việc SEO trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn nếu như bạn đang trong quá trình SEO website và muốn có được những giá trị chuyển đổi thì không thể bỏ qua các công cụ này:

  • SEMrush: Công cụ toàn diện cho việc nghiên cứu từ khóa, phân tích đối thủ cạnh tranh, kiểm tra backlink và tối ưu hóa nội dung.
  • Ahrefs: Tương tự SEMrush, Ahrefs cung cấp các tính năng mạnh mẽ để khám phá cơ hội SEO, theo dõi thứ hạng từ khóa và xây dựng backlink.
  • Google Search Console: Công cụ miễn phí từ Google giúp bạn theo dõi hiệu suất website trên kết quả tìm kiếm, khắc phục lỗi và tăng cường khả năng hiển thị.
  • Moz: Cung cấp các công cụ để kiểm tra độ uy tín của website, phân tích backlinks và theo dõi thứ hạng từ khóa.

Công cụ dành cho Social Media

  • Hootsuite: Quản lý nhiều tài khoản mạng xã hội trên một nền tảng duy nhất, lên lịch bài đăng, theo dõi tương tác và phân tích hiệu quả.
  • Buffer: Tương tự Hootsuite, Buffer giúp bạn lên lịch bài đăng và phân tích hiệu quả trên các mạng xã hội.
  • Sprout Social: Cung cấp các tính năng quản lý cộng đồng, lắng nghe mạng xã hội và phân tích chi tiết hiệu suất.
  • Facebook Business Suite: Công cụ miễn phí từ Facebook để quản lý các trang Facebook và Instagram, tạo quảng cáo và phân tích hiệu quả.

Công cụ Email Marketing

  • Mailchimp: Một trong những nền tảng email marketing phổ biến nhất, cung cấp các mẫu email đẹp mắt, tự động hóa tiếp thị và phân tích chi tiết.
  • ConvertKit: Phù hợp với các blogger và nhà sáng tạo nội dung, ConvertKit cung cấp các tính năng xây dựng danh sách email, tự động hóa tiếp thị và phân đoạn người dùng.
  • ActiveCampaign: Công cụ email marketing mạnh mẽ với các tính năng tự động hóa tiếp thị nâng cao, CRM và bán hàng.

Công cụ Quảng cáo Trực tuyến

  • Google Ads: Nền tảng quảng cáo trực tuyến lớn nhất, cho phép bạn tạo các chiến dịch quảng cáo trên Google Search, YouTube, và mạng hiển thị của Google.
  • Facebook Ads: Công cụ quảng cáo trên Facebook và Instagram, giúp bạn tiếp cận đối tượng mục tiêu một cách chính xác.
  • Microsoft Advertising: Tương tự Google Ads, nhưng tập trung vào mạng tìm kiếm Bing.

Công cụ Phân tích Web

  • Google Analytics: Công cụ miễn phí từ Google giúp bạn theo dõi và phân tích lưu lượng truy cập website, hành vi người dùng và hiệu quả của các chiến dịch marketing.
  • Hotjar: Cung cấp các tính năng heatmap, bản ghi lại hành vi người dùng và khảo sát để giúp bạn hiểu rõ hơn về trải nghiệm người dùng.

Công cụ Tạo Nội Dung

  • Canva: Công cụ thiết kế đồ họa trực tuyến dễ sử dụng, giúp bạn tạo các hình ảnh, poster, infographic và các tài liệu marketing khác.
  • Adobe Creative Cloud: Bộ công cụ thiết kế chuyên nghiệp cho các nhà thiết kế đồ họa và video.
  • Grammarly: Công cụ kiểm tra ngữ pháp và chính tả giúp bạn tạo ra nội dung chất lượng cao.

Lời kết

Cạnh tranh từ chính trong ngành và trong từng vị trí công việc và hình thức công việc cũng nhanh chóng thay đổi, do đó sự nhanh nhẹn là điều tối quan trọng trong ngành nếu bạn không muốn mình bị tụt lại. Nhanh nhẹn học hỏi, trao dồi kĩ năng, cập nhật những xu hướng mới nhất sẽ đưa sự nghiệp của bạn thẳng tiến tới bất kì nơi nào như bạn hằng mong muốn. Đây cũng là lời kết dành cho các bạn đang tìm hiểu và mong muốn phát triển sự nghiệp với Digital Marketing. Chúc các bạn thật giỏi hơn nhé.

 

Dịch vụ seo