Tất tần tật về công cụ SEO giúp leo top Google


Hiện nay có rất nhiều công cụ SEO ra đời để hỗ trợ cho các SEOer đạt mục tiêu chinh phục thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm. Biết tận dụng lợi thế của công cụ SEO - SEO tools sẽ tiết kiệm được thời gian và công suất mà hiệu quả SEO lại cao. Vậy hãy cùng điểm qua công cụ SEO được sử dụng nhiều nhất hiện nay. 
công cụ SEO

Công cụ SEO: Google Analytics là gì?

Google Analytics là một trong những công cụ SEO dùng để phân tích website của Google. Nó thực hiện các chức năng như theo dõi hiệu suất trang web và phân tích hành vi khách hàng. Ngoài ra, nó tạo ra các bảng thống kê cụ thể khi thu thập thông tin chi tiết của khách hàng khi truy cập vào trang web, thời gian truy cập, tỷ lệ thoát trang. Tận dụng những tính năng hữu ích của Google Analytics mà người làm Marketing có thể phân tích và đánh giá lại để tối ưu trang web tốt hơn.

Google Analytics hoạt động như thế nào?

Quy trình hoạt động của Google Analytics trải qua 4 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Thu thập dữ liệu

Khi một người dùng truy cập vào website của bạn, Google Analytics  thu thập  dữ liệu trên trang web với mã code được cài đặt sẵn trước đó. Dữ liệu đến từ các thông tin được khai thác trong Cookie. Tại đây, Google analytics sẽ xác định được các yếu tố như vùng miền, ngôn ngữ, giới tính, độ tuổi, dùng hệ điều hành gì, … của người dùng.

- Giai đoạn 2: Chuyển đổi dữ liệu

Sau khi dữ liệu đã thu thập xong ở giai đoạn trước sẽ được đưa đến máy chủ của Google. Dữ liệu lúc này sẽ được phân loại và điều chỉnh để giữ lại những thông tin cần thiết và loại bỏ những thông tin không quan trọng. 

- Giai đoạn 3: Xử lý dữ liệu

Google xử lý thông tin theo yêu cầu để tạo ra bản báo cáo với các chỉ số mà doanh nghiệp đã lựa chọn để theo dõi thường xuyên nhất.

- Giai đoạn 4: Báo cáo

Sau khi xử lý 3 bước trên, xuất báo cáo là bước thực hiện cuối cùng của Google Analytics.

công cụ SEO

Chức năng của Google Analytics

Google Analytics là công cụ SEO tuyệt vời để bạn khám phá website của mình và cài thiện nó ngày càng tốt hơn. Sau đây là một số chức năng được đánh giá cao của Google Analytics.

Báo cáo thời gian thực (Realtime)

Với chức năng real time của công cụ này giúp các SEOer biết được có bao nhiêu người đang truy cập vào thời điểm đang kiểm tra. Không những biết vào thời điểm truy cập mà nó còn cho bạn biết khung giờ vàng nào có lượng truy cập nhiều nhất ở mỗi ngày. Nhờ vậy, các người làm marketing đánh giá và đưa ra những chiến lược thích hợp cho website của mình.

Báo cáo đối tượng (Audience Report)

  • Nhận diện nguồn truy cập, ngôn ngữ và hệ điều hành của người dùng

Google Analytics thu thập các thông tin liên quan đến người dùng khi truy cập, giúp các SEOer biết được người dùng đến với website của mình thông qua nguồn nào. Điều này hỗ trợ rất nhiều trong việc chọn được chiến lược tối ưu để tiếp cận khách hàng gần nhất có thể. Do khi biết được trình duyệt mà người dùng sử dụng nhiều nhất thì chúng ta có thể điều chỉnh các phiên bản website và cho ra những nội dung phù hợp nhất.

  • Thông tin truy cập

Các yếu tố về nhân khẩu (Demographics) của Google Analytics thống kê để chúng ta có thể phân tích về lượng người truy cập như giới tính, độ tuổi của họ lưu trữ trong Cookie. Google Analytics cũng dựa vào đó để thu thập thông tin dễ dàng hơn. Ngoài ra, sử dụng Key Metric sẽ giúp bạn dễ dàng trong việc biết độ tuổi nào dùng nhiều nhất, số phiên, trung bình phiên và tỷ lệ thoát trang ở độ tuổi, giới tính nào. Khi nắm rõ độ tuổi giới tính người dùng sẽ cho bạn biết chính xác nên tạo ra nội dung quảng cáo nào phù hợp, tiếp cận đúng đối tượng.

  • Hành vi người dùng

Một trong những tính năng nổi bật của công cụ này chính là cho biết được hành vi của khách hàng khi vào trang web của mình. Biết được thời gian trung bình trong một lần khách hàng truy cập và bài viết nào được họ xem nhiều, khách hàng cũ có quay lại không, tỷ lệ thoát trang,...

Báo cáo thu nạp (Acquistion Report)

Đây là phần thống kê mà người làm Marketing chú ý tới nhất nó cho biết khách hàng biết đến website thông qua những nguồn nào. Thống kê còn cho biết được kênh nào có lượng khách hàng truy cập, tương tác nhiều nhất. Khi biết được điều này, bạn sẽ xác định được kênh nào hiệu quả và chú trọng phát triển kênh đó để tiếp cận họ tối ưu hơn.

  • Organic traffic: kênh tìm kiếm tự nhiên bằng từ khóa mà người dùng nhập trên ô tìm kiếm
  • Direct traffic: tìm kiếm bằng địa chỉ trực tiếp nhập vào thanh địa chỉ truy cập thẳng đến website của bạn.
  • Referral và Social traffic: người dùng đi đến website của bạn bằng một đường dẫn được đặt ở mạng xã hội, blog, diễn đàn,...

>> Tìm hiều thêm: Cách tăng traffic website vượt trội trong SEO

Báo cáo hành vi (Behavior Report)

Ở mục báo cáo này của Google Analytics sẽ quan tâm đến lượng truy cập nhiều nhất và tốc độ tải trang. Sở dĩ là do nó có ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng. Khi trang có tốc độ tải chậm, người dùng sẽ thoát ra và gây ảnh hưởng việc tối ưu SEO của trang web đồng thời tỷ lệ thoát trang tăng là điều google không đánh giá cao ở một website.

  • Nội dung trang web

Tại đây, bạn có thể biết được người dùng đang quan tâm nội dung nào nhiều nhất trên website của mình nhờ vào lượng Pageview. Ngoài ra, thống kê lượng người dùng ở lại trên trang, tỷ lệ thoát trang nào cao sẽ giúp các SEOer có kế hoạch chuyển hướng trang phù hợp bằng cách xây dựng, tối ưu content chuẩn SEO mới, liên kết nội bộ có độ điều hướng cao cho bài viết.

  • Tốc độ tải trang

Nhờ vào chỉ số mà Google Analytics đo lường được sẽ cho bạn biết tốc độ tải trang và truy cập vào của người dùng nhanh hay chậm để khắc phục và việc tối ưu SEO được hiệu quả nhất.

Báo cáo chuyển đổi (Conversion Report)

Đây là mục mà các SEOer quan tâm nhất khi muốn biết kết quả SEO có thực hiện đúng như mục tiêu đề ra hay không. Các mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra sau một khoảng thời gian thực hiện sẽ xuất hiện tại đây. Mục tiêu có tỷ lệ chuyển đổi thấp, bạn cần xem xét lại website mình đã được tối ưu SEO hay chưa để khôi phục lại tỷ lệ chuyển đổi.

Công cụ kiểm tra SEO: Google Search Console là gì?

Google Search Console hay còn biết với một cái tên khác Google Webmaster Tools là công cụ SEO miễn phí do Google cung cấp giúp chủ sở hữu website theo dõi, quản trị trang, xử lý khi gặp sự cố trong trang kết quả tìm kiếm trên Google. Nó cung cấp chi tiết các dữ liệu trên trang như: thứ hạng trung bình của từ khóa, tỷ lệ click,  các từ khóa truy cập vào trang.

Google Search Console hữu ích như thế nào?

  • Google có thể tìm và thu thập các thông tin về dữ liệu trang web

  • Phát hiện các vấn đề về lỗi lập chỉ mục để cho quản trị viên có cách khắc phục kịp thời

  • Thống kê bảng dữ liệu chi tiết về lượng truy cập: tần suất xuất hiện trong kết quả tìm kiếm, từ khóa nào hiển thị nhiều, …

  • Hiển thị các trang liên kết đến trang của bạn hay link nội bộ

  • Yêu cầu lập chỉ mục cho nội dung mới hoặc chỉnh sửa nhanh

  • Công cụ SEO này cho phép gửi sitemap giúp Google hiểu rõ hơn về website có lợi trong việc xếp hạng và index

công cụ SEO

Tính năng Google Search Console

Không kém gì Google Analytics, Google Search Console cũng có những chức năng hỗ trợ trong SEO mà người làm SEO rất thích như sau:

Hiệu suất (Performance)

Đây là trang hiển thị cho chủ trang web tổng quan nhất về tỉ lệ nhấp chuột và hiển thị của các từ khóa. Nó sẽ hiển thị loạt danh sách bao gồm truy vấn, trang, quốc gia hoặc thiết bị của người dùng. Ở mỗi phần trong số đó có thể được sắp xếp theo số lượng lần nhấp, lần hiển thị, CTR trung bình hoặc vị trí trung bình. Nhìn vào số liệu hiển thị trên công cụ này mà giúp các SEOer cải thiện được tỷ lệ nhấp chuột và cũng là cách tăng lượt traffic website. Đây là tính năng rất có ích trong việc đem lại kết quả trong SEO rất nhiều.

  • Nhấp chuột

Lượng nhấp chuột là cho biết số lần mà người dùng nhấp vào website của bạn trong kết quả tìm kiếm của Google. Nói một cách dễ hiểu khi người dùng truy cập vào website kết quả sẽ được ghi nhận lại và báo cáo cho chủ web. Nếu lượng nhấp chuột ở mức độ thấp cho thấy trang web đó không được nổi bật trong kết quả tìm kiếm. Ngược lại, click cao chắc chắn thứ hạng trong kết quả tìm kiếm cũng cao theo. Dựa vào chỉ số lượt click chuột giúp bạn tối ưu lại bộ từ khóa, lên kế hoạch triển khai lại content để cải thiện thứ hạng.

  • Số lần hiển thị

Chỉ số này chỉ ra tần suất xuất hiện của website được hiển thị bao nhiêu lần cho mỗi keyword tìm kiếm trên Google. 

  • CTR trung bình 

CTR trung bình là tỷ lệ nhấp trung bình vào website của bạn của người dùng so với tổng số lần mà họ tìm kiếm. Thứ hạng càng cao thể hiện lượng CTR càng lớn. 

  • Vị trí trung bình

Phản ánh thứ hạng trung bình của website khi người dùng tìm kiếm và nhấp vào trang web. Truy cập của người dùng qua nhiều phương thức khác nhau, địa điểm và thời gian nên có độ chính xác về thứ hạng chỉ tương đối.  

Kiểm tra URL

Nếu là một SEOer chắc chắn hiểu rõ URL quan trọng như thế nào cho một website. Tính năng này có giúp bạn biết được bài viết của mình đã được index hay chưa. Ngoài ra, khi bạn cập nhật nội dung mới hay chỉnh sửa cấu trúc của URL nếu không được cập nhật sẽ làm cho việc xếp hạng từ khóa bị ảnh hưởng. Công dụng của nó cho bạn biết link đã lập chỉ mục vào thời gian nào. Nếu chưa index thì gửi link để được index nhanh nhất để website của bạn có thể xuất hiện trong kết quả tìm kiếm.

Tính năng Coverage

Coverage sẽ giúp chủ web biết tất cả các trạng thái trên trang đã lập chỉ mục chưa và có những lỗi nào. Trong Coverage sẽ xuất hiện:

  • Lỗi (Error): bài viết không được index do lỗi nào đó có trên website của bạn
  • Đã Index nhưng có cảnh báo (Valid with warning): Đã lập chỉ mục nhưng cần tối ưu hơn ở một số vấn đề
  • Đã Index (Valid): URL đã được lập chỉ mục
  • Không được Index (Excluded): những URL không được lập chỉ mục

Sơ đồ sitemap

Sơ đồ sitemap được biết đến như một sơ đồ của website là một yếu tố quan trọng để Google thu thập dữ liệu chính xác và nhanh nhất trong quá trình crawling và index. Sitemap sẽ cho Google biết các thông tin như tất cả các trang trên website, hình ảnh, video, lần cập nhật trang gần nhất,… của trang đó.Nó được thiết kế dành cho thu thập dữ liệu và người dùng. Nhờ vậy mà trải nghiệm người dùng được tốt hơn và ảnh hưởng đến đến quá trình lên top của công cụ tìm kiếm. 

Mức độ khả dụng trên thiết bị di động

Tính năng này sẽ cho bạn biết trang web có khả dụng trên thiết bị di động hay không để tối ưu trải nghiệm tốt nhất trên các thiết bị khác nhau khi truy cập vào website. Các lỗi thường gặp như font chữ, size chữ, rộng so với màn hình,...sẽ được gửi báo cáo chi tiết khi kiểm tra trên Google Search Console.

Thống kê link liên kết

Link liên kết cực kỳ quan trọng trong SEO và tình năng này trên Google Search Console cần được theo dõi sát. Vì nó cho bạn biết được tất cả các Internal Link, External Link, Backlink của website. Dựa vào thống kê sẽ cho chủ web biết được những link nào quan trọng và cần đầu tư để tăng traffic cho trang web. Mặc khác, nhận biết được những link xấu gây hại cho website cần loại bỏ. 

Như vậy, bài viết đã cung cấp thông tin chi tiết về 2 công cụ SEO phổ biến nhất và hầu như khi thực hiện SEO chúng đều góp mặt. Hy vọng bài viết mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích trong quá trình phân tích và đưa ra kết quả SEO tốt nhất cho website của bạn.

 

Dịch vụ seo